Mùa thi Đại học sắp đến, các cha mẹ hãy làm tốt công tác hậu cần bằng việc chuẩn bị những món ăn ngon nhiều dinh dưỡng để các con có hành trang yên tâm ôn thi và đạt kết quả tốt.
Dưới đây là cách nấu bữa cơm tối dinh dưỡng với 5 món ăn chính và 1 món canh, phù hợp cho con bạn trong mùa thi Đại học.
Bạn đang đọc: Gợi ý làm bữa tối dinh dưỡng cho con bạn trong kỳ thi tuyển sinh Đại học
Bữa tối dinh dưỡng với 4 món chính và 1 món canh.
Món cá bơn hấp
Cá bơn giàu axit béo không no, omega-3 và protein chất lượng cao, thịt tươi, trắng, thích hợp để hấp, luộc, nướng, rán. Hấp vừa nhanh chóng, dễ dàng và tăng được độ thơm ngon của cá.
Nguyên liệu: 2 nửa cá bơn, gừng tươi, hành tím băm nhỏ, nước tương nhạt vừa đủ, một chút dầu thực vật nóng
Thời gian chế biến: 10 phút
Thực hành:
1. Cá bơn được rã đông tự nhiên.
2. Cắt cá thành từng miếng nhỏ, trên mỗi miếng có một miếng gừng tươi. Sau đó cho cá vào nồi hấp, sau khi nước sôi thì hấp khoảng 10 phút.
3. Vớt gừng sau khi nấu chín, rắc một chút hành thơm.
4. Đổ một ít nước tương nhạt, cho một ít dầu nóng, để kích thích mùi thơm của hành lá cắt nhỏ.
5. Món cá bơn hấp cách thủy rất dễ làm và ăn ngon miệng.
Lưu ý: Không nên hấp cá bơn lâu để thịt không bị nát.
Có thể chấm với nước tương nhạt hoặc cho trực tiếp. Khâu cuối cần rưới dầu nóng lên để hành chín thơm hơn.
Món củ niễng xào thịt
Niễng (niềng niễng hay lúa miêu/tre nước) chứa protein, carbohydrate, chất béo, vitamin E và B, khoáng chất cùng các chất dinh dưỡng khác. Củ niễng rất ngon và mềm. Nó rất ngon khi xào với thịt kèm rau; giàu chất xơ có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa.
Củ niễng xào với thịt thái lát và cà rốt là món ăn ngon miệng, giàu caroten chuyển hóa thành vitamin A, có thể cung cấp dinh dưỡng cho mắt.
Nguyên liệu: 1 miếng thịt lợn nạc, nửa củ cà rốt, 3 củ niễng, dầu thực vật, chút muối, xì dầu nhạt, chút tinh bột, chút nước.
Cách chế biến:
1. Củ niễng và cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch, lấy phần thịt.
2. Cắt thịt nạc thành từng lát mỏng và dùng chút tinh bột để ướp một lúc.
3. Cắt cà rốt và củ niễng thành những lát mỏng.
4. Đun nóng chảo và đổ dầu vào, cho thịt thái lát vào xào đến khi chuyển màu, cho cà rốt vào xào tới chín mềm.
5. Đổ chút nước và củ niễng vào xào một lúc để tăng độ mềm và giữ được vị tươi cho món ăn.
6. Rắc một chút muối, nước tương nhạt, đảo đều rồi vớt ra.
Chú ý: Cho cà rốt thái lát vào khi thịt chuyển màu để tránh cho miếng thịt bị nát sau khi xào quá lâu. Cho ít nước nhiều lần để tăng độ mềm.
Có 2 món thịt rồi, nên thêm món chay sẽ giúp cơ thể không tích tụ quá nhiều axit, vừa đảm bảo sức khỏe mỗi ngày, không làm các “sĩ tử” tăng thêm cảm giác mệt mỏi.
Rau diếp ngồng xào với hạt tiêu
Rau diếp ngồng (diếp thơm/diếp măng, ngó xuân) rất giàu đường, vitamin C, E, canxi, phốt pho, sắt và chất xơ thô, có vị giòn, đắng nhẹ nhưng có tác dụng giúp ăn ngon miệng. Hàm lượng vitamin C và chất xơ của lá nhiều hơn thân, có thể rửa sạch và ăn sống.
Nguyên liệu: 1 cây rau diếp ngồng, chút dầu thực vật, 1 chút tiêu, chút muối, chút xì dầu nhạt
Cách chế biến:
1. Làm sạch cây rau diếp ngồng. Cho lá và ngọn ngâm vào nước mát, gọt bỏ vỏ trên thân và rửa sạch.
2. Cắt xéo thành từng phần, sau đó cắt thành từng lát mỏng.
3. Đặt chảo lên bếp, cho một ít hạt tiêu vào xào để tạo mùi thơm.
4. Cho các lát rau diếp vào nồi xào nhanh một lúc, rắc chút muối, xì dầu nhạt, đảo đều trước khi bắc ra khỏi nồi. Nước tương nhạt, và mùi thơm tiêu nồng càng tăng phần ngon miệng.
Lưu ý: Rau diếp ngồng không nên xào lâu trong nồi. Ngâm lá non của rau diếp vào nước lạnh để giữ được độ tươi, có thể cắt nhỏ và dùng với nước sốt hoặc để chấm.
Nộm cải cúc
Cải cúc là loài rau có vị thơm, mềm và giòn. Cải cúc có nhiều vitamin C và E và hàm lượng caroten vượt quá các loại rau thông thường. Cây cải cúc chứa nhiều loại axit amin và chất xơ thô phong phú giúp cho nhu động đường tiêu hóa.
Rửa sạch rau cải cúc, cắt khúc, trộn với một ít muối và dầu mè để làm nổi bật mùi thơm, thêm một ít giấm trái cây tươi để tạo vị ngon miệng hơn.
Tìm hiểu thêm: Cách làm món vịt kho gừng lạ miệng, đưa cơm
Nguyên liệu: Rau cải cúc, 4 nhánh tỏi, chút muối, chút giấm táo, chút dầu mè.
Cách chế biến:
1. Rửa sạch rau cải cúc và tỏi.
2. Cắt rau thành những đoạn dài 2 cm và cho vào bát lớn. Tỏi đập dập và băm nhỏ. Cho tỏi vào bát rau trộn đều, thêm gia vị trước khi ăn.
3. Rắc một ít muối, đổ một lượng giấm táo thích hợp (cũng có thể dùng giấm hoa quả khác để thay thế), vài giọt dầu mè và trộn đều.
Lưu ý: Loại rau ăn lá này không nên ngâm quá sớm để tránh bị ra nước, mất vị tươi ngon, rắc gia vị trước khi ăn, ăn ngay mà hương vị và dinh dưỡng không bị ảnh hưởng.
Canh váng đậu phụ nấu thịt bò
Món canh váng đậu phụ rất giàu protein thực vật, canxi, sắt, phốt pho, lecithin đậu nành và các chất dinh dưỡng khác. Thịt bò rất giàu đạm động vật, đồng thời đây cũng là nguyên liệu giúp phục hồi thể lực rất tốt. Phần nhân bò được gói trong miếng váng đậu, sau một thời gian dài hầm trong nước, mùi thơm của thịt bò quyện với mùi thơm của váng đậu phụ sẽ thơm ngon. Thêm một vài ngọn cải chíp giúp tăng cường thị giác và vị giác, đồng thời cũng làm tăng chất xơ trong khẩu phần ăn.
Nguyên liệu: Thịt bò xay, váng đậu phụ, cải chíp, hành lá, rau mùi, tinh bột, lượng nước lạnh thích hợp, muối, xì dầu.
Cách chế biến:
1. Chuẩn bị các nguyên liệu chính: Váng đậu ngâm nước, cải chíp chẻ nhỏ và hành lá rửa sạch.
2. Rắc một lượng muối, xì dầu và nước lạnh thích hợp vào nhân thịt bò xay và đảo đều.
3. Thái nhỏ hành lá và cho vào phần nhân thịt xay và trộn đều.
4. Khuấy đều tinh bột và một ít nước lạnh thành hỗn hợp sền sệt, sau này dùng làm nước kết dính.
5. Dùng váng đậu quấn nhân thịt bò xay đã trộn. Dùng nước tinh bột phết vào mép miếng váng đậu đã được quấn thịt.
6. Cho váng đậu được quấn thịt vào nồi nhỏ, đổ nhẹ tay một lượng nước nóng thích hợp.
7. Hầm cách thủy với nước nóng giúp không làm vỡ các gói khi sôi.
8. Thời gian ninh dài hay ngắn tùy thuộc vào lượng váng đậu quấn thịt. Bình thường có thể ninh trong 1,5 giờ khi các gói nổi trên mặt nước. Cho cải chíp, hành, mùi vào nồi canh, có thể thêm muối tùy theo sở thích.
>>>>>Xem thêm: Giúp hạ hỏa khi thời tiết oi bức, dạy bạn cách ăn mướp đắng ngon nhất, càng ăn càng nghiền
Lưu ý: Thịt bò nhồi cũng có thể được thay thế bằng thịt lợn, thịt cừu… Lượng nhân có thể được điều chỉnh tùy theo sự khéo léo và khẩu phần ăn trong mỗi gia đình
Hầm cách thủy không phải lo lắng như đun sôi trực tiếp, vì nước sôi sục có thể làm bung các gói đã quấn. Nước dùng để nấu món này có thể thay thế bằng nước súp gà, súp xương heo… sẽ bổ dưỡng và ngon hơn.