Món mứt thơm, có độ dẻo của dừa non với các màu sắc và hình dáng vô cùng bắt mắt thực sự hấp dẫn chào đón Tết đến xuân sang.
Thay vì nạo sợi, bạn cũng có thể tạo hình mứt dừa thành viên nhỏ bày Tết sẽ đẹp và sang hơn. Ngoài công thức làm mứt dừa viên, chúng tôi còn gợi ý cho bạn một số mẹo để tránh mứt bị chảy nước, quá khô hoặc mất màu.
Bạn đang đọc: Làm mứt dừa đón Tết đừng bào sợi nữa, thái dừa theo hình viên nhỏ vừa lạ mắt lại ngon
Mứt dừa viên lục sắc được tạo khối mắt mắt, bày Tết đãi khách siêu sang.
Nguyên liệu:
– Cùi dừa non: 2 kg.
– Đường: 1,1 kg.
– Vani dạng bột: 2 ống.
– Chanh: 1 quả.
– Lá cẩm tím: một nắm.
– Hoa đậu biếc tạo màu xanh dương: 3g.
– Chanh leo: 1 quả.
– Dành dành hoặc nghệ.
– Củ dền.
– Bột trà xanh.
– Bột ca cao.
– Cà phê đen hoà tan.
– Sữa đặc: 1 vỉ nhỏ 40g.
Cách làm:
Bước 1: Dừa rửa sạch, cắt miếng vuông cỡ hạt lựu ngâm vào chậu nước có vắt 1 quả chanh để cho dừa được trắng sau đó rửa thật nhiều lần (khoảng 7-8 lần) cho đến khi nước trong.
Đun sôi một nồi nước, cho dừa vào đợi đến khi sôi lại thì để sôi tầm 5 phút, vớt ra chậu nước lạnh, rửa lại 2-3 lần nữa để làm sạch dầu dừa còn trong viên dừa.
Bước 2: Ngâm màu:
– Lá cẩm tím: đun sôi với ít nước để phai ra màu tím, lọc lấy nước cốt.
– Hoa đậu biếc: hãm (ngâm) với 20ml nước sôi như ta pha trà khô, lọc lấy nước cốt.
– Chanh leo: bổ đôi, lấy cả nước cốt và hạt.
– Dành dành hạt hoặc bột: ngâm với 20ml nước sôi, lọc lấy nước cốt.
– Củ dền: xay lấy nước cốt đặc hoặc hoặc bột củ dền thì hoà tan với 20ml nước lọc.
– Bột trà xanh tạo màu xanh lá: hoà tan với 20ml nước lọc nguội.
– Bột ca cao: hoà tan với 20ml nước sôi.
– Cà phê đen hoà tan: pha với 20ml nước sôi.
– Sữa đặc: hoà tan với 20ml nước sôi.
Bước 3: Ướp dừa theo tỉ lệ: 1kg dừa với 550gr đường, 1 ống vani, sau đó ướp từ 6-8 giờ hoặc để qua đêm cho đường tan hết, càng ướp lâu viên mứt dừa ngấm đường vào trong nhiều sẽ không bị chảy nước về sau.
– Chia dừa thành các phần tương ứng với số màu mình muốn nhuộm: 5 hay 6 hoặc 7 phần…. Cho 2/3 (để lại 1/3) lượng nước màu mỗi loại vào ngâm với dừa tầm 1-2h trước khi sên; Màu trắng thì để nguyên mang đi sên luôn.
Bước 4: Sên dừa:
Tìm hiểu thêm: Công thức làm món tôm thịt viên chiên xù giòn rụm cho ngày Tết
– Chuẩn bị một chảo chống dính đế dày thì càng tốt vì khi sên dừa tránh tình trạng dừa nhanh bị cháy hoặc ngả màu vàng không đẹp.
– Đổ dừa vào chảo, để lửa to, đến khi dừa bắt đầu sôi lăn tăn thì hạ nhỏ lửa đến khi thấy đường bắt đầu có hiện tượng kết tinh cho nhỏ lửa hơn nữa và đảo liên tục. Sau đó nhấc chảo ra, đảo liên tục cho dừa kết tinh và bông trắng.
– Đổ mứt dừa ra một cái mâm bên dưới lót giấy loại giấy hút ẩm, đảo đều cho mứt nguội.
– Đối với các màu khác: Sên mứt đến khi gần cạn nước, bắt đầu thấy nặng tay thì cho nốt 1/3 lượng nước màu mỗi loại tương ứng vào, tiếp tục cách đảo mứt kết tinh đường và khô.
>>>>>Xem thêm: Bí quyết nấu cơm ngon: Muốn cơm ngon ngọt, để được lâu và không bị thiu, trước khi cắm điện nên cho thêm thứ gia vị này vào
Mẹo nên biết khi làm mứt dừa:
– Đường kết tinh mà bám vào mứt nhiều quá cũng gây ra hiện tượng chảy nước nên làm xong phải đảo mứt (hoặc có thể đeo găng tay đảo trộn mứt) nhẹ nhàng cho đường rơi bớt ra.
– Không nên sên mứt lâu quá sẽ làm khô mứt, khi ăn miếng mứt sẽ bị cứng.
– Nếu mứt không kết tinh được do thiếu đường thì đổ thêm đường vào sên tiếp.
– Nếu đường cứ keo lại, sên mãi không kết tinh thì mang đi rửa hết phần đường đó, cân lại dừa và ướp lại đường và sên lại với các bước đã nêu. Trường hợp này hay gặp khi bạn ướp các loại quả chua vào dừa làm mứt như chanh leo, dâu, atiso.
– Để mứt thật nguội, sau đó cho vào hũ kín có nắp hoặc túi zip kín miệng, bảo quản nơi khô thoáng.