Chiều thứ Bảy nấu những món “sang”

Chiều thứ Bảy nấu những món “sang”

Chiều thứ Bảy, có nhiều thời gian chị em hãy đãi cả nhà những món ăn ngon tuyệt và giàu dinh dưỡng nhé!

1. Vịt cỏ xáo măng

Bạn đang đọc: Chiều thứ Bảy nấu những món “sang”

Nguyên liệu: 

– 1 con vịt

– 1kg măng tươi

– 2 nhánh gừng, 100g hành lá, 2 thìa cà phê tỏi băm

– 2 thìa súp hạt nêm, 1 thìa súp nước mắm, 2 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê tiêu, 1 thìa súp dầu ăn

–  Ớt, rau thơm, chanh, bún ăn kèm

Nước mắm gừng: 1/3 chén nước mắm, 2 thìa súp gừng băm, 1 thìa súp đường, 1 thìa cà phê tỏi băm, 2 thìa cà phê nước cốt chanh, 1 thìa cà phê ớt băm, khuấy tan đều

Các bước thực hiện: 

Chiều thứ Bảy nấu những món “sang”
Vịt cỏ xáo măng

Bước 1: Gừng gọt vỏ, 1 phần băm nhỏ, 1 phần thái lát mỏng đập giập. Vịt làm sạch, xát kĩ với gừng băm, rượu trắng, rửa sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn.

Bước 2: Ướp vịt với hỗn hợp 1 thìa cà phê tỏi băm, 2 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê tiêu, để thấm khoảng 1 giờ.

Bước 3: Măng tươi trụng nước nóng, rửa sạch, cắt sợi. Hành lá làm sạch, bỏ bớt phần lá.

Bước 4: Cho thịt vịt vào nồi nấu ngập nước cùng vài lát gừng khoảng 30 phút trên lửa vừa. Làm nóng chảo với dầu ăn, phi thơm tỏi băm, cho măng vào xào khoảng 5 phút, nêm 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê tiêu, tắt bếp.

Bước 5: Trút măng vào nồi vịt hầm thêm khoảng 20 phút, nêm muối, nước mắm, hạt nêm vừa ăn, thả hành lá vào. Khi nước sôi trở lại, tắt bếp.

Bước 6: Cho bún vào tô, xếp vịt lên, chan nước dùng với măng, hành lá vào, dùng nóng với nước mắm gừng, chanh, ớt, rau thơm.

Mách nhỏ: 

Xát vịt với gừng giã và rượu trắng để khử mùi hôi của lông vịt. Sau khi làm sạch, khứa 2 đường song song trên da, cho vịt vào áp chảo để mỡ vịt chảy ra bớt, khi nấu sẽ ngon hơn.

2. Chả ếch lá lốt

Nguyên liệu: 

– 600g ếch

– 100g giò sống

– 100g lá lốt

– 50g nấm mèo, 50g nấm đông cô khô, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường

– Dầu để chiên, dưa leo, húng lũi, rau quế ăn kèm, cà rốt trang trí

– Nước chấm mắm gừng: 1 thìa súp gừng thái nhuyễn, 1 thìa cà phê tỏi băm, 1 thìa cà phê ớt băm, 1/2 thìasúp đường, 2 thìa súp nước mắm, 2 thìa cà phê lọc, khuấy đều.

Các bước thực hiện: 

Tìm hiểu thêm: Đổ 2 quả trứng vào bát cá rồi khuấy đều, món này thật thơm, ăn ngon hơn thịt kho, người lớn và trẻ em đều thích

Chiều thứ Bảy nấu những món “sang”

Bước 1: Ếch làm sạch, băm nhuyễn.

Bước 2: Lá lốt nhặt rửa sạch, để riêng một ít lá loại lớn, phần còn lại xắt nhuyễn.

Bước 3: Nấm mèo, nấm đông cô ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch, xắt bỏ chân nấm, ngâm qua nước muối pha loãng, vớt ra để ráo, băm nhuyễn.

Bước 4: Dưa leo bỏ 2 đầu, để vỏ rửa sạch, xắt thanh dài.

Húng lũi, rau quế nhặt rửa sạch.

Cà rốt bào vỏ, tỉa hoa.

Bước 5: Cho thịt ếch, giỏ sống, lá lốt xắt nhuyễn, nấm mèo, nấm đông cô muối, bột ngọt, hạt nêm, đường vào tô, trộn đều, để thấm.

Bước 6: Trải lá lốt lên mặt phẳng sạch, xắn một lượng ếch ướp gia vị vào, cuốn lại. Làm lần lượt cho đến hết.

Bước 7: Làm nóng dầu, cho chả ếch lá lốt vào chiên ngập dầu đến chín, vớt ra để ráo dầu.

Bước 8: Đặt dưa leo lên đĩa, cho chả ếch lên trên, trang trí với cà rốt, ăn kèm dưa leo, húng lũi, rau quế, chấm nước mắm gừng.

Mách nhỏ: 

Khi chiên chú ý lửa, đừng để lửa quá lớn lá lốt sẽ nhanh chín trong khi đó nhân còn sống và lá bị cháy, có vị đắng ăn không ngon.

3. Nộm giá đỗ

Nguyên liệu: 

– 250g giá đỗ: chọn giá rễ ngắn, thân mập, màu trắng, nhân đỗ chưa nẩy lá mầm. Bạn có thể tự làm giá đỗ hoặc mua sẵn nhé!

–  50g tôm khô bóc nõn

 – 1 nắm rau tỏi tây lá nhỏ, thân nhỏ và vài quả ớt (nếu bạn ăn cay)

– 1/2 thìa muối, 1 thìa đường, 1 thìa dầu mè, 2 thìa dấm hoặc nửa quả chanh, 2 thìa nước tương (mỗi thìa cà phê này tương đương với 5g hay 5ml) và 20ml dầu ăn.

Các bước thực hiện: 

Chiều thứ Bảy nấu những món “sang”

>>>>>Xem thêm: Cách nấu gà thơm ngon, ngày thu bồi bổ sức khỏe rất hiệu quả và cực tốn cơm

Bước 1: Bạn đun sôi tôm khô với một chút xíu nước, sau đó để nước nguội tự nhiên và vẫn ngâm tôm trong đó 10′ cho nở mềm thì vớt ra để ráo. Ớt được thái nhỏ với lượng vừa ăn cay của bạn. 

Bước 2: Tỏi tây làm sạch rễ và lá úa, tách những lá lớn rời ra vì nó thường giữ đất bẩn trong bẹ lá. Rửa sạch rau, trần rau chín tới trong nước sôi, vớt ra vẩy ráo nước và xắt khúc dài bằng thân giá đỗ. 

Bước 3: Giá đỗ cũng được xối rửa sạch, rửa nhẹ tay, không nên làm dập và gãy giá đỗ. Cho giá đỗ vào nồi và đổ bát to nước vừa đủ xâm xấp mặt giá đỗ. Luộc giá chín tới (khi nước vừa kịp lăn tăn sôi) thì vớt giá cho vào chậu nước chứa đá lạnh chừng 5 phút vớt ra để ráo nước. Làm như vậy giá chín đều mà vẫn giòn, màu trắng trong, thân giá mọng nước.

Bước 4: Tới bữa ăn, bạn trộn đều giá đỗ với tỏi tây, tôm và các gia vị còn lại, kể cả dầu mè, trừ dầu ăn.

Bước 5: Đun sôi dầu ăn rồi dưới dầu nóng vào nộm giá đỗ và trộn đều lại lần nữa.

Mách nhỏ: 

Dầu nóng giúp cho giá đỗ và tỏi tây của bạn dậy hương thơm như được xào nấu nhưng giữ được độ tươi giòn thanh nhã của nguyên liệu chần chín tới. Trong quá trình nảy mầm, giá đỗ tăng lượng vitamin C lên rất nhanh, lượng axit amin tăng lên 7 lần so với lúc còn là hạt đỗ. Chỉ thế thôi cũng đủ làm cho giá đỗ tăng giá trị dinh dưỡng lên rất nhiều. Còn chưa kể tôm cũng rất giàu đạm, tỏi tây giúp bạn tăng cường đề kháng. Nộm giá đỗ trộn chua ngọt cùng tôm khô và tỏi tây thực sự là một món ngon, dễ ăn và rất hữu ích cho bạn!

Chúc các bạn có bữa ăn cuối tuần ngon miệng nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *