Món xôi ngũ sắc vừa dẻo thơm lại đẹp mắt rất thích hợp bày lên cúng trên bàn thờ ngày rằm, mùng một.
Nguyên liệu:
Bạn đang đọc: Ngày Rằm, mách bạn công thức làm xôi ngũ sắc dẻo thơm, lên màu đẹp cho mâm cúng
Gạo nếp
Lá cẩm tím, cẩm đỏ, hoa đậu biếc, quả dành dành, nghệ, gấc
Muối
Xôi ngũ sắc màu đẹp, dẻo thơm.
Cách làm:
Cách lấy màu từ cây cẩm tím và cẩm đỏ:
– Cắt cây cẩm tím tươi rửa sạch, nên lấy cả phần cành và phần lá, phần lá già sẽ cho màu đẹp hơn. Sau đó cho vào nồi, đổ ngập nước rồi đun sôi. Khi sôi hạ nhỏ lửa, đun tiếp khoảng 10 phút nữa cho màu được tiết hết ra. Tắt bếp rồi vớt bã cây bỏ đi. Để nước nguội bớt còn khoảng 40°C thì đem nước ngâm gạo.
Cách lấy màu xanh dương từ hoa đậu biếc (hoa tươi hoặc hoa khô) đều được:
– Đun sôi nồi nước rồi thả hoa đậu biếc vào. Ngâm hoa đậu thêm ít thời gian nữa rồi lọc bỏ bã lấy nước ngâm gạo.
Cách lấy màu vàng từ quả dành dành
– Quả dành dành tươi thì lấy tay bóc bỏ vỏ, lấy hạt và đổ 1 chút nước vào là sẽ thu được màu vàng. Còn nếu là quả khô thì phải đập dập, tách lấy hạt và đun nước sôi đổ vào thì hạt dành dành mới tan ra). Sau đó dùng nước dành dành đã thu được rưới đều lên gạo đã ngâm.
Cách pha màu xanh lá từ sự kết hợp của hoa đậu biếc và dành dành (hoặc nghệ tươi) đều được:
Nếu làm bằng nghệ tươi thì bóc vỏ nghệ, xay nát rồi lọc lấy nước đun cùng với hoa đậu biếc. Còn nếu làm bằng dành dành thì lấy nước của nó pha cùng nước của hoa đậu biếc. Tỉ lệ là 50/50 sẽ thu được màu xanh lá.
Nếu thích tone xanh cốm thì cho nhiều màu vàng lên 1 chút. Thích tone xanh ngọc thì cho tăng hoa đậu biếc lên.
Tìm hiểu thêm: Các món phủ tạng động vật nổi tiếng ẩm thực Việt
– Sau khi lấy được màu pha, ngâm gạo nếp với nước màu khoảng 1 tiếng. Thêm 1 xíu muối để xôi có vị đậm hơn.
– Cho gạo nếp đã có màu vào hấp. Để từng góc gạo nếp có màu rõ ràng để không bị lẫn lộn màu.
– Sau khi hông xong, có để cho xôi vào khuôn để tạo hình cho đẹp.
>>>>>Xem thêm: Hết Tết, đổi vị cho cả gia đình với món bún tôm: Nước dùng đậm đà, ngọt thanh khó cưỡng
Theo facebook: Phạm Hằng