Những ngày Tết đến Xuân về, ai cũng sẽ có cảm giác ngán vì ăn quá nhiều thịt, còn gì thú hơn khi được thưởng thức một miếng bánh chưng rán giòn tan trong miệng.
Bánh chưng rán là giải pháp tuyệt vời cho tình trạng bánh chưng chất đầy trong tủ lạnh ngày Tết nhưng nhiều người lại sợ dầu mỡ. Vậy thì hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay 3 cách chiên bánh chưng rán cực kỳ healthy dưới đây, không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe.
Bạn đang đọc: 3 cách chiên bánh chưng healthy ‘tưởng không ngon mà ngon không tưởng’, áp dụng ngay và luôn cho ngày Tết
Cách rán bánh chưng bằng nước lọc
Nếu như bạn thường xuyên lướt mạng xã hội thì chắc hẳn không còn xa lạ gì với cách rán bánh chưng nước lọc được rất nhiều người giới thiệu này. Ăn bánh chưng rán theo cách độc lạ này tưởng không ngon mà ngon không tưởng, hơn nữa lại không hề đụng đến một giọt dầu mỡ nào, nguyên liệu lại quá đơn giản. Trước hết bạn cần chuẩn bị bánh chưng mềm (nếu bánh bỏ trong tủ lạnh có thể quay lại bằng lò vi sóng), một cái chảo chống dính và một ít nước lọc là đã có thể bắt tay vào làm.
Bước 1: Cho chảo chống dính lên bếp rồi đổ một lượng nước lọc vừa phải vào, tốt nhất là ước lượng cho xâm xấp mặt bánh.
Bước 2: Cắt nhỏ bánh chưng rồi cho từng miếng vào, nhiều hay ít là tùy sức ăn của mỗi người. Bật bếp lên sau đó đun với lửa vừa.
Bước 3: Khi nước đã sôi nhẹ thì hạ nhỏ lửa rồi dùng vá (muỗng, thìa) dầm nát bánh chưng ra. Dầm với nước nóng sẽ dễ dàng hơn vì bánh nhanh mềm. Vừa dầm vừa dàn mỏng bánh thành một lớp mỏng giống như tráng chảo.
Bước 4: Tiếp tục tăng nhiệt độ bếp và chiên bánh chưng trong vòng 5-7 phút cho tới khi nước trong chảo cạn hết. Sau khi bánh chưng rán nước lọc đã vàng được một mặt thì tiếp tục lật bánh chiên vàng mặt bên kia.
Nhìn 4 bước có vẻ hơi nhiều nhưng thực chất làm bánh chưng rán nước lọc cực kỳ đơn giản và nhanh chóng. Thành quả cho ra miếng bánh chưng rán vàng đẹp mắt, bên ngoài giòn bên trong mềm dẻo. Cách rán bánh chưng bằng nước lọc này không cần sử dụng đến dầu ăn nhưng vẫn có hương thơm đặc trưng của đồ chiên rán và không làm mất đi hương vị của chiếc bánh chưng ngày Tết.
Bánh chưng rán bằng nồi chiên không dầu
Cách chiên bánh chưng thứ hai này đúng chuẩn dành cho dân “lười”, vừa tiện lợi, nhanh chóng vừa tiết kiệm được thời gian và công sức. Nếu bạn không có thời gian đứng bếp chiên từng cái bánh mà nhà lại có sẵn nồi chiên không dầu thì “triển” luôn còn chờ gì nữa!
Tìm hiểu thêm: Ngày mưa bão, vào bếp làm thịt ba chỉ chiên giòn kiểu Thái ‘ngon quên sầu’
Bước 1: Chuẩn bị bánh chưng (nếu bánh để trong tủ thì không cần hâm nóng hay làm mềm cho dễ cắt), bóc hết lá và cắt thành từng miếng dày mỏng tùy thích. Bạn có thể cắt bánh theo cách truyền thống là dùng dây lạt gói bánh hoặc nếu cắt bằng dao thì nên bọc dao lại bằng màng bọc thực phẩm để tránh bị dính.
Bước 2: Lót một lớp giấy bạc hoặc giấy nến vào đáy nồi chiên không dầu rồi lần lượt xếp từng miếng bánh vào (nếu nồi chiên có khay chiên chống dính tốt thì có thể không cần lót. Lưu ý không xếp chồng lên nhau mà nên dàn ra thành một lớp để tất cả các miếng bánh đều được vàng giòn. Nếu thấy bánh quá cứng bạn có thể phết một chút dầu ăn lên mặt bánh.
Bước 3: Khởi động nồi chiên không dầu và đặt nhiệt độ khoảng 180 độ C trong vòng 10-15 phút. Sau đó mở nồi, lật bánh lại chiên thêm 10 phút nữa để bánh vàng cả hai mặt là được.
Nồi chiên không dầu xuất hiện là vị cứu tinh dành cho những người muốn ăn uống healthy, hạn chế dầu mỡ và bạn có thể dùng nó để “giải cứu” luôn những chiếc bánh chưng Tết trong tủ lạnh. Thành quả cho ra những miếng bánh chưng rán giòn mà khô ráo, không ngấm dầu. Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ là hiện tại có rất nhiều loại nồi và bạn nên xem xét để điều chỉnh nhiệt độ và thời gian cho phù hợp.
Bánh chưng rán bằng nước mắm
So với hai cách trên thì cách cuối cùng này có vẻ ít phổ biến hơn và cũng là cách rán bánh chưng mới mẻ mà bạn nên thử ít nhất một lần trong đời.
Bước 1: Nếu bánh bị cứng do để lâu trong tủ lạnh bạn hãy hấp cơm (cho vào nồi cơm điện) hoặc hấp cách thủy cho mềm.
Bước 2: Cho bánh vào áp chảo luôn mà không cần nước lọc hay dầu ăn. Bánh mềm, dễ dầm và dàn thành hình tròn như cách chiên với nước lọc. Trong bánh chưng không thể thiếu được thịt ba chỉ và đặc biệt nó phải có mỡ mới ngậy, ngon. Thịt mỡ trong nhân bánh và nước trong lúc hấp tích tụ tự chảy ra, bạn chỉ cần đợi cho đến khi cháy cạnh rồi lật lại làm tương tự với mặt kia.
Bước 3: Khi bánh chưng rán đã vàng đều 2 mặt thì cho một lượng nước mắm vừa đủ vào, tiếp tục chiên thêm một lúc ở cả 2 mặt cho đến khi ngấm.
>>>>>Xem thêm: Tại sao món thịt bò hầm không bị hôi? Học 2 bí quyết, 30 phút để mềm, thơm và ngon, không tanh
Thực chất cách chiên này cũng khá giống với cách chiên nước đầu tiên nhưng bánh sẽ nhanh giòn hơn. Thành phẩm không những vàng giòn mà còn thơm mùi nước mắm đặc trưng. Ăn bánh chưng rán theo cách chiên này thì không cần đến tương ớt hay nước chấm nữa. Thay vào đó có thể thêm một vài loại topping yêu thích như chả, xúc xích, dưa chuột,… như đặc sản ăn sáng “bánh chưng rán Hà Nội”. Nếu bạn là người hảo ngọt thì có thể thêm một chút đường, chế biến thành vị mặn ngọt cho dễ ăn kèm theo một chút dưa muối chua ngọt.
Nhìn chung, bánh chưng rán là món ăn hấp dẫn mà người Việt nào cũng mê và không thể thiếu trong những ngày Tết, thậm chí nó còn là một món đặc sản, món ăn đường phố hấp dẫn ở Hà Nội mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở nhiều con phố vào mùa thu đông. Tuy nhiên mỗi miếng bánh bình thường có khoảng 309 kcal, nếu rán bằng dầu mỡ thì thêm khoảng 8,1 kcal nữa. Ăn một miếng bánh chưng chiên thì bạn phải chịu khó chạy 33 phút rồi ngồi nghỉ thêm 8 phút để tiêu hết nó.
Lượng calo khá nhiều nên tốt nhất là hạn chế dầu mỡ với 3 cách rán bánh chưng healthy mà chúng tôi vừa giới thiệu ở trên, vừa tốt cho sức khỏe mà vẫn ngon không kém gì rán dầu thông thường. Ăn một miếng bánh chưng rán chấm tương ớt kèm theo củ kiệu hoặc dưa hành muối chua ngọt nữa thì còn gì bằng. Bánh giòn, ráo dầu với mùi thơm cháy cạnh, hòa quyện với một chút cay tê và chua ngọt giải ngấy tạo nên hương vị Tết cổ truyền của người Việt. Hãy thử ngay 1 trong 3 cách rán bánh chưng trên và cảm nhận nhé!