Cách làm giò lụa đơn giản tại nhà không lo độc hại

Cách làm giò lụa đơn giản tại nhà không lo độc hại

Giò lụa là món ăn trong ngày Tết của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết công thức làm giò rất đơn giản mà ngon.

Cách làm giò lụa

Bạn đang đọc: Cách làm giò lụa đơn giản tại nhà không lo độc hại

Nguyên liệu:

Thịt lợn: 1kg (Chọn thịt nạc mông – nếu thịt nạc hoàn toàn, giò sẽ hơi khô).

Bột năng, bột nở, đường, nước mắm, muối, lá chuối, dây lạt.

Tìm hiểu thêm: Đến Hà Giang mùa tam giác mạch nhất định phải thử món ăn này

Cách làm giò lụa đơn giản tại nhà không lo độc hại

>>>>>Xem thêm: Khi luộc trứng, tránh luộc trong nước lạnh, hướng dẫn bạn cách làm đúng, trứng sẽ ngon mềm, vừa chạm vào sẽ bong vỏ


Ảnh minh hoạ.

Cách làm:

Thịt thái nhỏ. Ướp với tất cả nguyên liệu khác (trừ nước). Cho vào ngăn đá khoảng 2h. Dùng máy xay xay thịt một lượt, nhuyễn hơn thịt xay thường một chút. Gói lại cho vào ngăn đá thêm 2h nữa. Lần 2, lấy thịt ra xay, vừa xay vừa thêm chút nước. Hỗn hợp thịt lúc này trở thành “giò sống”, rất mịn.

Đặt dây lạt ở dưới, trải 4, 5 lớp lá chuối lên trên. Sau đó, cho “giò sống” lên dàn đều để gói. Cuộn tròn giò hình ống dài, sau đó gấp một đầu, dồn “giò sống” xuống rồi gập nốt đầu kia và lấy dây lạt cột lại như gói bánh.

Tiếp tục cho giò vào nồi và luộc trong khoảng 40-50 phút. Sau đó vớt giò ra, thả xuống đất, nếu giò có độ đàn hồi là đã chín.

Lưu ý để làm món giò lụa ngon nhất

Giò có hương thơm thoang thoảng, khi cắt phải mịn, ướt và có rỗ xốp trên mặt…

Thịt lợn được chọn để làm giò lụa phải là thịt nạc loại ngon, tươi, sờ còn ấm tay, đem giã liên tục đến khi thịt nhuyễn (gọi là giò sống), nhấc chày lên thịt không còn dính.

Cắt miếng giò, thấy thơm lừng mùi giò, thì nên thận trọng: Giò đã được tẩm hương thịt. Mùi giò do chất lượng giò ngon, chỉ thoang thoảng, quyện với hương của lá gói. Giò mà thiếu lá gói sẽ mất đi một nửa hương vị truyền thống của nó.

Mặt giò cắt phải mịn và ướt, đôi chỗ trên mặt có vài rỗ xốp. Đó là do giò được làm từ thịt ngon, nghiền thịt cho độ quánh dẻo, bọc lớp không khí.

Giò ngon, khi cắn, miếng giò không bị bở. Hương vị đặc trưng của giò còn ở cuống họng, sau khi nuốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *