Mâm cỗ ngày Tết không chỉ là sự hội tụ của tinh hoa ẩm thực, với những món ăn đậm đà hương vị, đa dạng sắc màu mà còn thể hiện rất nhiều ý nghĩa tâm linh, mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc.
Trong truyền thống của người Việt Nam, mỗi dịp Tết đến xuân về mọi người đều mong muốn được sum vầy tụ họp và chuẩn bị một mâm cỗ Tết thật đầy đủ, tươm tất và thịnh soạn để dâng lên ông bà tổ tiên với mong ước một năm bình an, suôn sẻ, phát tài. Chính vì vậy, dù nhiều hay ít thì mâm cỗ Tết vẫn luôn phải được chăm chút thật tỉ mỉ và chỉn chu.
Bạn đang đọc: Mâm cỗ ngày Tết 3 miền Bắc – Trung – Nam có gì khác nhau?
Mâm cỗ ngày Tết thể hiện rất nhiều ý nghĩa tâm linh, mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc.
Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết
Thể hiện lòng kính trọng với tổ tiên, ông bà
Mâm cúng ngày Tết đầu tiên đó là mang ý nghĩa về việc tưởng nhớ đến Gia tiên, Tổ tiên, ông bà, những người đã khuất. Tiếp đó thì mới là mang lại một bữa cơm thịnh soạn với những món ăn thường ngày ít có, để đãi các thành viên trong gia đình hay đãi khách đến chơi nhà.
Trong mâm cơm ngày Tết, bạn có thể thấy những món ăn ngon như bánh chưng, bánh tét, thịt đông, thịt kho tàu, dưa hành, củ kiệu, giò thủ,… được dâng lên cùng với những bộ bát đĩa mới đẹp nhất. Thể hiện cho lòng biết ơn của người chuẩn bị cùng với lòng thành kính của con cháu trong gia đình. Sau khi những dâng nên mâm cơm cùng những chén trà thơm được đặt cùng với mâm cỗ và thắp lên đó là những nén nhang thơm, rồi sau đó là mời Tổ Tiên, các cụ, ông bà những người đã khuất dùng bữa trước, sau khi đã hóa vàng, nhang tàn thì con cháu trong gia đình mới có thể bắt đầu dùng cơm.
Là nơi để gia đình sum họp
Một năm 365 ngày, người người, nhà nhà đều bận rộn với công việc học tập của mình. Chính vì vậy ngày Tết nguyên đán là dịp mà để những người con xa quê có thể về nhà cùng với gia đình. Cứ mỗi khi Tết đến Xuân về thì điều mà người dân nào, ai ai cũng mong ước đó chính là hình ảnh cả nhà các thành viên sum họp, quây quần bên nhau bên mâm cơm, cùng chia sẻ với nhau, ngồi trò chuyện bên nhau, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngày Tết, quên đi những bận rộn.
Dường như cuộc sống của con người càng ngày càng trở lên bận rộn hơn trong nhịp sống hiện đại ngày nay. Vì thế ta có thể cảm nhận rằng hầu như bữa cơm của gia đình người Việt nào cũng dường như trở nên vắng bóng đi những người con người cháu trong gia đình. Có lẽ thế mà giờ đây chỉ có dịp Tết mới có thể thấy được con cháu sum vầy, vì thế mà mâm cơm ngày Tết lại càng được chuẩn bị đầy đủ hơn, thịnh soạn hơn bao giờ hết cùng với những món ăn cổ truyền ngày Tết mà ai cũng yêu thích. Hình ảnh những gia đình vui vẻ quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ những câu chuyện của mình, những gì đã đạt được trong năm cũ và những điều mong ước trong năm mới, trao cho nhau những lời chúc an lành.
Tượng trưng cho những mong ước
Trong mâm cơm ngày Tết , mỗi món ăn được chuẩn bị đều mang cho mình những ý nghĩa cùng với những câu chuyện khác nhau, và đều mang những hy vọng hay những mong ước mà người chuẩn bị cùng với người thưởng thức đều mong đến.
Trong mâm cỗ ngày Tết ta không thể thiếu đi bánh chưng bánh dày. Biểu trưng cho Đất trời hài hòa với nhau đó chính là chiếc bánh chưng xanh và chiếc bánh giầy, tượng trưng cho mong ước một năm mới được mưa thuận gió hòa, vạn sự như ý.
Và đặc biệt với người dân miền Nam thì một món ăn không thể thiếu trong ngày lễ Tết đó là canh khổ qua, trong ngày đầu năm mới với mong muốn cho những muộn phiền đau khổ đều sẽ qua, chỉ để lại những vận may vì thế mà mọi người đều ăn canh khổ qua.
Mâm cỗ ngày Tết 3 miền Bắc – Trung – Nam có gì khác nhau?
Mâm cỗ Tết miền Bắc
Tìm hiểu thêm: Điểm danh những món canh thanh mát ngày hè giúp mâm cơm nhà thêm ngon miệng, dễ ăn
Mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc được các bà mẹ, chị em tuân thủ nghiêm ngặt theo quy tắc: 4 bát 4 dĩa (không bao gồm nước chấm, dưa hành và xôi) tượng trưng cho tứ trụ (4 mùa, 4 phương). Với những nhà nào khá giả hơn thì chuẩn bị nhiều hơn (4 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa), có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Linh hồn của bữa cơm ngày Tết là bánh chưng xanh, tiếp đến là thịt đông, dưa hành. Và không thể thiếu gà luộc rắc lá chanh ăn kèm xôi; các món ăn kèm có giò lụa, nem rán, cải chua, nộm… Bên cạnh đó, đại diện cho món nước có giò heo hầm măng và lưỡi heo, miến lòng gà… Mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc tinh tế, hài hoà về màu sắc và cách bày trí. Các món ăn đều đậm hương vị cổ truyền Việt Nam, như một truyền thống được lưu truyền và gìn giữ rất lâu của nhân dân.
Món tráng miệng trên mâm cúng người miền Bắc cũng rất đa dạng với nhiều loại mứt Tết và trái cây khác nhau ví dụ như mứt quất (mứt tắc), mứt gừng, mứt sen, ô mai mơ, hồng khô,… Đặc biệt là món chè kho thơm ngọt được nấu rất kỹ từ đậu xanh và đường, trở thành món tráng miệng gần như không thể thiếu.
Mâm cỗ Tết miền Trung
Mâm cỗ miền Trung sẽ có sự khác biệt so với mâm cơm miền Bắc và miền Nam, bởi miền Trung có thời tiết khắc nghiệt và khí hậu đặc trưng nên nét văn hóa ẩm thực cũng sẽ sự khác biệt ứng với tinh thần tiết kiệm, san sẻ của con người miền Trung, thể hiện qua việc các món ăn được chia ra thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ một ít, bày biện trên chiếc mâm tròn. Ngoài ra người miền Trung cũng chú trọng đến yếu tố lưu trữ nên một số người cũng làm những món mặn như thịt kho, tôm rim, gà rán, nem, thịt ngâm nước mắm,…
Đặc biệt, người miền Trung rất thích ăn những món cuốn nên không thể nào thiếu đi các món như thịt luộc, cá hấp cuốn bánh tráng, nem lụi,…
Mâm cỗ Tết miền Nam
>>>>>Xem thêm: Đổi khẩu vị cho gia đình với món canh chua ba khía miền Tây
Khác với mâm cỗ miền Bắc và Trung, mâm cỗ miền Nam đa dạng món ăn, ẩn chứa nét độc đáo trong ẩm thực. Mâm cỗ tết miền Nam không thể thiếu thịt kho trứng kèm dưa chua, giá chua và canh khổ qua. Miền Nam cũng ưa dùng bánh tét hơn bánh chưng (nhất là các tỉnh miền Tây). Bên cạnh đó còn có gỏi ngó sen, phá lấu, nem, giò thủ, dưa món, củ kiệu, tôm khô, tai heo ngâm giấm… Để thể hiện sự đầy đủ, sung túc, mâm cỗ miền Nam còn có thể kết hợp những món lạ ngày Tết.