Cắt khoanh giò giòn sần sật, thơm mùi tiêu ăn với củ hành, củ kiệu, dưa muối chua trong ngày cận Tết Nguyên Đán thì còn gì bằng.
Nguyên liệu:
Bạn đang đọc: Mẹo gói giò xào: Ở khâu đảo cần lưu ý điểm này để bớt ngấy, không lo hỏng
– Lưỡi heo.
– Tai heo.
– Má + mũi heo.
– Mộc nhĩ.
– Hạt tiêu nguyên hạt và hạt tiêu vỡ.
– Nươc mắm ngon.
– Muối canh.
Khuôn, lá chuối chần chín cho mềm, lạt.
Món giò xào cực hợp khi ăn với hành, kiệu muối thêm dưa chua chấm với mắm cốt rắc hạt tiêu.
Cách làm:
Nguyên liệu sau khi làm sạch, trần sơ qua với nước có hành củ cho thơm, bớt mùi và sau đó đem thái vừa.
Xào mộc nhĩ riêng. Xào thịt riêng và khi đạt thịt thì trút mộc nhĩ vào xào cùng/ Nên xào kỹ chút, cái này là cảm nhận mỗi người và sở thích mỗi nhà khác nhau. Xào kỹ quá mỡ quắt lại thì nó sẽ khô. Xào chưa đủ kỹ thì mỡ đọng lại nhiều và cảm giác ngấy ngán.
Tìm hiểu thêm: Cuối tuần ăn gì? Gợi ý loạt mâm cơm đầy ú ụ, ngon mắt ngon miệng
Để nguội sau đó tiến hành múc thịt vào bao ni lông sạch đã chuẩn bị từ trước. Túm tròn hai đầu thật chặt. Sau đó lấy lá chuối để gói lại thành nhiều lớp và cột lại thật chặt. Sau đó có thể để ngăn mát của tủ lạnh. Mỗi khi ăn bạn có thể cắt ra một phần, phần còn dư cho vào ngăn mát. Lưu ý món ăn có thể ăn kèm với đồ chua để tăng thêm khẩu bị cũng như giảm đi chất ngấy của mỡ heo.
Lưu ý:
>>>>>Xem thêm: Dù là dưa cải muối gì đi chăng nữa, hãy ghi nhớ 3 điểm này, dưa cải không bị thối, mốc, ăn chua chua, giòn và thơm nhé!
Cần xào các nguyên liệu kỹ, đảo đều tay cho tới khi ra nhựa hơi dính từ bì, thịt săn lại và bề mặt chảo hơi xém vàng, dậy mùi thơm thì khi gói giò xào mới ngon.
Giò nên gói sau khi xào xong để một lúc cho bốc bớt hơi nóng, vì nếu nóng quá giò bị hấp hơi nhanh hỏng, mà để nguội quá gói cũng không còn độ kết dính, khó thành khuôn chắc.