Thịt khô gác bếp – đặc sản khó quên vùng Tây Bắc

Thịt khô gác bếp – đặc sản khó quên vùng Tây Bắc

(Ngoisao.vn) – Bạn sẽ không thể quên được hương vị món ăn rất đặc trưng của miền vùng núi Tây Bắc nếu được thưởng thức 1 lần.

Thịt bò, trâu, và lợn hun khói là món ăn đặc trưng của người Tây Bắc nói riêng và miền núi nói chung, nó có vị mà không đâu ở đồng bằng có được, nó “nguy hiểm” bởi có lẽ nhiều người cho rằng món ăn đó khá “bẩn”, và nếu không được chứng kiến từ đầu, bạn sẽ tự hỏi “họ cho mình ăn gì ấy nhỉ ?”.

Bạn đang đọc: Thịt khô gác bếp – đặc sản khó quên vùng Tây Bắc

Nhưng nếu bạn từng ăn một lần, bạn sẽ khó có thể quên.

Thịt tươi được thái dọc thớ (để khi nào ăn, bạn sẽ tước nó thành những sợi dài ), sau đó thịt được ướp với gừng, tỏi, sả, hành khô băm nhỏ và việc ước lượng gia vị là điều quan trọng nhất, nếu ướp không đúng, miếng thịt ăn không ra sao cả.

Thịt khô gác bếp – đặc sản khó quên vùng Tây Bắc
Món thịt gác bếp là đặc sản của núi rừng Tây Bắc

Điều đặc biệt là sau đó họ cho thêm một loại gia vị được gọi là mắc khén, hạt mắc khén có thể coi là hạt tiêu rừng, nó thơm và cay rất khác với hạt tiêu đen hay tiêu trắng mà ta vẫn dùng.

Người miền núi chấm thịt gà cũng cho mắc khén, luộc rau ăn cũng cho mắc khén. Cái cảm giác cay cay gây hơi tê tê trên đầu lưỡi khá là thú vị, ăn một miếng thịt chấm mắc khén, người ta thường dừng lại vài giây để cảm nhận, để hít hà, rồi cùng nhau nâng chén rượu, như vậy dường như là hoàn chỉnh một lần đưa miệng.

Thịt khô gác bếp – đặc sản khó quên vùng Tây Bắc
Thịt được ướp kỹ gia vị trước khi đưa lên gác trênbếp

Thịt sau khi ướp sẽ được xiên trên que tre rồi gác lên bếp, cứ thế vài ngày, thịt khô lại, thấm trọn gia vị là có thể ăn được.

Nói đến cái bếp của người dân tộc, đó cũng là một văn hóa sống của họ, bếp được tạo ngay trong nhà, thậm chí là gần giường ngủ. Bởi khí hậu miền núi rất khắc nghiệt, sương muối rất đậm.

Vào dịp Tết hay khi có khách, họ sẽ bỏ thịt từ thanh gác trên nóc bếp xuống rồi vùi chúng vào bếp tro nóng như vùi khoai, không bọc bất cứ thứ gì. Sau đó họ bỏ ra, đặt lên cái thớt khô, dùng chày gỗ đập đập vào miếng thịt, nhằm giũ hết tro trong lúc vùi, đồng thời đập dập như vậy làm cho người ăn xé thịt dễ dàng.

Chỉ vậy thôi, cùng nhau nâng chén rượu, dùng tay tước miếng thịt khô, cho vào miệng nhai, càng nhai càng ngọt. Câu chuyện càng rôm rả và thân thiết.

Tìm hiểu thêm: Chiên nem bằng chảo dầu thường lắng cặn đen, trước đó làm thêm bước này đảm bảo dầu sạch trong đến chiếc nem cuối cùng

Thịt khô gác bếp – đặc sản khó quên vùng Tây Bắc
Đây là món ăn không thể thiếu dùng để tiếp khách vào dịp Tết.

Ngày nay, trong bữa tiệc của người dân tộc, gần như không bao giờ thiếu món thịt khô gác bếp. Món ăn nổi tiếng của người dân tộc vào mùa đông, và cũng là món ăn không thể thiếu dùng tiếp khách vào dịp Tết.

Bây giờ cũng đã thấy món ăn này “chu du” xuống Hà Nội, tôi nhờ người quen vào tận trong bản làng xa xôi, mua giùm mấy cân thịt khô. Trước khi ăn tôi sẽ phải cho vào đồ khoảng 30 phút để thịt mềm. Sau đó lấy tờ giấy báo cuộn lại, dùng chày gỗ đập dập trên thớt.

Thịt khô gác bếp – đặc sản khó quên vùng Tây Bắc

Thịt khô gác bếp – đặc sản khó quên vùng Tây Bắc

>>>>>Xem thêm: Đừng xào khoai tây nữa, hãy thử chế biến món ngon này theo bí quyết mới, cả nhà ăn một lần là nhớ mãi


Tương ớt được trộn hạt mắc khén là gia vị tuyệt vời để ăn cùng thịt gác bếp

Thịt được xé ra đĩa, một chút tương ớt rắc hạt mắc khén. Tôi vẫn nhớ được cảm giác từng ngồi trong gian bếp của người dân tộc năm đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *