Sắp mùa đào, ‘bỏ túi’ ngay cách làm đào ngâm ngon đúng điệu và 10 lưu ý nhất định phải nhớ để khắc phục việc nổi váng.
Nước đào ngâm có thể để được từ 2 – 3 tháng, thậm chí cả năm. Để đào ngâm được giòn, không bị nổi váng có thể tham khảo cách làm dưới đây:
Bạn đang đọc: 10 lưu ý nhất định nên biết khi làm đào ngâm, không lo nổi váng hay bị hỏng dù để… cả năm
Nguyên liệu:
– 1,3kg đào (lọc lấy thịt được 1kg)
– 600gram đường cát trắng
– 600ml nước
– 1 thìa nước cốt chanh
– 1/2 thìa baking soda hoặc muối hột
– Lọ thủy tinh đã được tiệt trùng (bằng cách luộc cho bình sạch).
Nguyên liệu để làm đào ngâm.
Cách làm:
Đào chọn quả cứng, chắc tay và vỏ không bị xanh, dập nát.
Hòa 1 chậu nước rồi cho baking soda vào hòa tan, cho đào vào ngâm khoảng 15 phút là được, không nên ngâm quá lâu.
Đào ngâm xong, rửa sạch 2-3 lần nước để ra rổ cho ráo nước.
Đào không dễ thâm đâu, nên thường xắt đào (trái to xắt làm 6, trái trung bình thì làm 4) xong rồi gọt vỏ mà không cần phải ngâm vào nước muối.
Xắt xong rồi thì cho đào vào tô ngâm với 250gram đường và trộn đều, bọc kín để tủ lạnh qua đêm.
Tìm hiểu thêm: Gợi ý 12 mâm cơm nhà đơn giản, ngon chẳng kém ngoài hàng, ai cũng phải khen
Bắc nồi lên bếp cho lượng đường còn lại vào nồi + 30ml nước vào thắng cho lên màu (trong quá trình đợi đường lên màu không dùng đũa khuấy sẽ dễ vón cục và lại đường. Khi đường bắt đầu lên màu thì dùng đũa khuấy cho màu được đều. Khi lên màu như trong hình thì cho ngay lượng nước còn lại vào và khuấy cho tan đường bị keo trong nồi. Khuấy tan xong mới cho đào vào nấu.
Thời gian tính từ khi nước đường và đào bắt đầu sôi thì hạ lửa vừa đun 5 phút, không được đậy nắp đào sẽ bị nhừ (đối với đào có lông thì hơi mềm hơn, thì là 3 phút). Thích giòn hơn thì giảm bớt 1 phút nấu.
Nấu xong vớt đào ra bát riêng, nước cốt để bát riêng cho nguội. Nước cốt nguội thì vắt 1 thìa nước cốt chanh vào (nhớ bỏ hạt) để nước cốt thanh hơn và khi pha trà hay nước uống cũng ngon hơn (nếu đào chua quá thì bỏ qua bước vắt chanh này).
>>>>>Xem thêm: Ăn cánh gà thế này mãi không chán, con tôi đòi ăn liên tục, còn hấp dẫn hơn cả đồ nướng
Lọ (bình thủy tinh) nhớ tiệt trùng qua nước sôi để khô ráo mới cho đào và nước cốt đào vào. Đậy nắp bảo quản ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Một số lưu ý khi làm đào ngâm:
– Không nên ngâm đào vào trong nước đá để đào “giòn”… Đây là nguyên nhân khiến đào không thể để được lâu, dễ nổi váng và nhanh bị mùi.
– Nên ngâm đào qua đêm với 1/2 lượng đường trong công thức, bọc kín để 6 tiếng cho đường tan hết hoặc để tủ lạnh qua đêm thì hôm sau mang nấu sớm. Mục đích để đào tiết ra nước cốt bên trong được nhiều hơn và khi nấu lên mùi thơm vô cùng thơm hơn nhiều so với việc không ngâm qua đường mà mang đi nấu luôn.
– Đào không lông làm ngon hơn đào có lông.
– Khi đào nguội cho vào lọ, đậy kín và bảo quản ngăn mát tủ lạnh và sử dụng sau 24 tiếng.
– Khi dùng thìa múc đào, thìa phải sạch, khô ráo. Không dùng thìa đã khuấy nước rồi lại cho vào lấy đào.
– Không sử dụng đường nâu thay cho đường cát trắng hoặc đường vàng (đỏ) vì mùi đường nâu sẽ át mùi của đào, màu sắc cũng sẽ không đẹp và thành phẩm cũng không ngon.
– Lựa đào phải chọn đào cứng, chắc tay, không hơi mềm hay mềm gì cả vì sẽ rất khó tách hoặc tách ra được thì số lượng thịt đào cũng sẽ bị hụt nhiều.
– Ngâm với đường qua đêm đến 14 tiếng sau nấu thì đào cũng sẽ không bị mềm.
– Thắng caramel vừa phải để khi nấu xong màu sẽ đẹp. Còn chẳng may thắng quá tay như thắng để kho cá thì khi nấu xong nước cốt sẽ có màu cánh gián thì hãy vắt 1/2 quả chanh và bỏ hạt hoặc 1 quả tùy số lượng ngâm để “cứu cánh” màu nước cốt.
– Nước cốt đào ngâm không thể thay cho si-rô đào trong pha chế, trừ khi cho với số lượng nước cốt cực kì nhiều thì mới có thể dậy mùi.
Nguồn ảnh: Ari Huyền Daisy