Một trong những vấn đề khi các chị em sơ chế hay nấu tôm là không biết nên giữ hay bỏ đầu tôm vì không rõ chất nhầy trong đầu tôm là gì? Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ một vài kiến thức hữu ích về chủ đề này.
Ai cũng thích ăn tôm, từ người lớn đến trẻ nhỏ bởi hương vị thơm ngon của nó. Đứng từ góc độ dinh dưỡng, tôm là một đại diện điển hình của thực phẩm giàu protein và chất béo thấp. Vậy đầu tôm có thể ăn được không?
Bạn đang đọc: Phần màu vàng trên đầu tôm là ‘gạch’ hay ‘phân’? Nhiều người đã nhầm lẫn, đây là thứ họ thực sự không thể ăn
Nhiều người thắc mắc đầu tôm có ăn được hay không?
Phần có thể ăn được của con tôm có chứa từ 16-20% protein, gấp nhiều lần so với trứng, cá và sữa. Đây cũng là điều tuyệt vời và tốt dành cho những người rèn luyện cơ và những ai có sức khỏe yếu.
Đối với các loại tôm sú, thì mọi người thường loại bỏ phần vỏ, điều này là hợp lý bởi vỏ tôm khá cứng, không có nhiều chất dinh dưỡng. Ăn tôm nhiều như vậy nhưng đến bây giờ một số người vẫn thắc mắc rằng phần đầu tôm không ăn được vì nó chứa “phân tôm”. Rốt cuộc, phần màu vàng thực sự giống phân này có ăn được không?
Tìm hiểu thêm: Thứ này trên lợn tốt cho mắt, mỗi con lợn chỉ có một cái, người thường xuyên sử dụng máy tính nên ăn nhiều hơn
Các đầu bếp ở những nhà hàng nổi tiếng khẳng định rằng, đầu tôm tất nhiên có thể ăn được và chất nhầy màu vàng trên đầu tôm không phải là phân như mọi người vẫn nghĩ, chất này hoàn toàn ăn được, nó vị có tương tự như gạch cua, ăn khá thơm và ngon.
Tất nhiên, xét về mặt dinh dưỡng thì không nên ăn chất này quá nhiều bởi nó chứa nhiều kim loại nặng và cholesterol cao.
>>>>>Xem thêm: Gợi ý 10 mâm cơm đãi khách vừa ngon lại đẹp cho dịp nghỉ Tết dương lịch
Tiếp đến phần phân tôm, phân của tôm cũng nằm ở trên đầu, nó nằm trọn vẹn trong một cái túi nhỏ xíu như bao tử nối liền với ruột (phần chỉ đen trên sống lưng tôm chạy dài xuống đuôi). Đây chính là phần không ăn được của con tôm.