Thời gian cuối năm được cùng gia đình thưởng thức món lẩu riêu cua hay bát bút nóng hổi, thơm ngon, đủ chất thì còn gì bằng.
Cách sơ chế và làm món riêu cua không quá khó nếu bạn thực hiện theo đúng hướng dẫn dưới đây:
Bạn đang đọc: Riêu cua ăn bún hay lẩu đều tiện, để nước dùng thanh hơn, đừng quên thêm thứ gia vị phổ biến này
Nguyên liệu:
– Cua đồng.
– Cà chua, hành, rau thơm, nấm (tùy sở thích nếu ăn lẩu).
– Gia vị: Muối, hạt nêm, nước mắm…
Cách nấu nước dùng thanh ngọt chua nhẹ và thơm không bị tanh:
– Làm sạch cua, khều gạch bỏ riêng, cua đem xay/giã rồi lọc.
– Phi hành xào cà chua nêm xíu nước mắm, 1 muôi nước đun cho cà chua chín mềm ngấm mắm. Cho cà chua riêng ra bát.
– Đổ nước cua đã giã hoặc xay vào nồi đun lửa nhỏ, khuấy nhẹ cho thịt cua nổi lên, dùng muôi lỗ vớt thịt cua ra bát riêng.
Đổ cà chua đã xào vào nồi nước cua đun sôi, thả đậu phụ chiên vào, nêm nếm vừa ăn.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết làm món thịt kho cùi dừa béo bùi ngậy cho tiết trời se lạnh
Mẹo nhỏ nấu nước riêu cua: Thêm 2 thìa giấm táo (hoặc giấm) để nước dùng lẩu cua có vị chua thanh, ngoài ra có thể cho thêm bỗng rượu.
– Cuối cùng là phi hành khô, cho gạch cua vào xào thơm rồi cho vào nồi nước dùng. Bước này quyết định vị thơm đặc trưng của nước dùng riêu cua.
– Để có màu đỏ đẹp thì cho vào nồi 1 thìa dầu điều. Cuối cùng mới thả thịt cua vào nồi nước dùng là xong.
Riêu cua có thể ăn lẩu cùng với các loại rau theo mùa.
>>>>>Xem thêm: Thịt bò cuộn hành – nhìn là ứa nước miếng
Hoặc ăn với bún cũng rất hợp và ngon.
Nguồn ảnh: Loan Trần