Tại sao lại gọi là thịt ‘kho tàu’ và công thức chuẩn để chế biến món này mềm ngon, thấm vị

Tại sao lại gọi là thịt ‘kho tàu’ và công thức chuẩn để chế biến món này mềm ngon, thấm vị

Khi nhắc đến món thịt kho tàu, nhiều người nhầm tưởng rằng đây là một món ăn có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng thực tế không phải vậy.

Ý nghĩa về tên gọi của món thịt “kho tàu”:

Bạn đang đọc: Tại sao lại gọi là thịt ‘kho tàu’ và công thức chuẩn để chế biến món này mềm ngon, thấm vị

Chuyện kể rằng, ngày xưa khi dân làng chài lên tàu ra khơi. Người ta thường nấu một nồi thịt kho thật to để có thể ăn được nhiều ngày khi lênh đênh trên biển thậm chí có khi đến cả tháng. Từ đó, người ta gọi món thịt này là “thịt kho tàu”.

Ngoài ý nghĩa này ra thì chữ “tàu” trong văn hoá Nam Bộ còn có nghĩa là “mặn ngọt lờ lợ”. Do vậy món thịt kho tàu có thể hiểu là thịt kho lạc bởi hương vị lờ lợ của nó và có thể ăn được nhiều ngày. Khi các chợ ngày xưa vẫn còn nghĩ Tết chưa mở lại.

Dù là với ý nghĩa nào thì thịt kho tàu đều bắt nguồn từ văn hóa xa xưa của người dân Việt, là món ăn được truyền qua nhiều đời.

Dưới đây, gợi ý cách làm thịt kho tàu thơm ngon và có màu sắc bắt mắt chỉ dùng nước mắm và nước dừa tươi:

Tại sao lại gọi là thịt ‘kho tàu’ và công thức chuẩn để chế biến món này mềm ngon, thấm vị

Miếng thịt kho tàu thơm mềm, màu nước kho vàng ươm, sóng sánh (Ảnh minh họa).

Nguyên liệu:

Thịt ba chỉ hay thịt đùi 1kg.

Trứng vịt luộc 10 quả, trứng cút 10 quả.

Nước dừa tươi 1 lít.

Hành băm 1 muỗng canh.

Tỏi băm 1 muỗng canh.

4 gốc hành băm.

Nước mắm 7 muỗng canh.

Đường 3 muỗng canh.

Hạt nêm 1 muỗng canh.

Tiêu 1 muỗng cà phê.

Cách làm:

Ướp thịt:

Tại sao lại gọi là thịt ‘kho tàu’ và công thức chuẩn để chế biến món này mềm ngon, thấm vị

Thịt rửa sạch với nước muối để ráo cho vào tô. Cho hết hỗn hợp 1 muỗng hành băm, 1 muỗng tỏi băm, 3 muỗng nước mắm, 4 muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm và 1 muỗng cà phê tiêu, trộn đều.

Dùng màng bọc thực phẩm bọc tô thịt lại, ướp từ 2-3 tiếng cho thịt thấm gia vị.

Tại sao lại gọi là thịt ‘kho tàu’ và công thức chuẩn để chế biến món này mềm ngon, thấm vị

Bí quyết: Để mỡ sau khi kho trong veo thì khi ướp thịt xong, mang đi phơi nắng (phơi đến khi se mặt thịt và nước ướp hầu như ngấm hết vào thịt).

Kho thịt:

– Đun sôi nước dừa tươi, khi nước sôi thì cho hết thịt vào (cả nước ướp). Đợi nồi thịt sôi trở lại thì vặn lửa nhỏ kho liu riu, được 1 tiếng thì cho trứng vịt và trứng cút đã luộc, lột vỏ vào nồi kho cùng.

Tìm hiểu thêm: Khoai tây chiên không chiên trực tiếp, dạy bạn làm thêm 1 bước nữa trước khi thả vào chảo dầu, miếng nào cũng giòn và thơm, không cần mua ngoài nữa

Tại sao lại gọi là thịt ‘kho tàu’ và công thức chuẩn để chế biến món này mềm ngon, thấm vị

Tại sao lại gọi là thịt ‘kho tàu’ và công thức chuẩn để chế biến món này mềm ngon, thấm vị

– Kho tiếp tục lửa nhỏ 1 đến 1 tiếng rưỡi, khi thấy thịt và trứng đã lên màu đẹp rồi thì mình thêm 4 muỗng canh nước mắm còn lại vào, nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp. Vậy là xong rồi, nếu ngày hôm sau ăn thấy nồi thịt cạn nước thì thêm 1 trái dừa vào nấu đun sôi lại là được.

Lưu ý:

– Để có được màu thịt kho nước trong không bị đục và vàng đẹp. Thì trong quá trình kho, tuyệt đối không đậy nắp.

– Nếu số lượng thịt nhiều từ 2-3kg trở lên, nên kho lâu hơn, khoảng hơn 3 tiếng.

Tại sao lại gọi là thịt ‘kho tàu’ và công thức chuẩn để chế biến món này mềm ngon, thấm vị

>>>>>Xem thêm: Gợi ý món bún gà bảy sắc cầu vồng đãi cả nhà cuối tuần, ngọt ngon và không lo béo

– Vì sử dụng nước dừa tươi và thời gian kho riu mấy tiếng nên khi nấu xong, thịt kho sẽ tự lên màu vàng đẹp tự nhiên. Dùng nước lọc vẫn được nhưng sẽ không thơm ngon và có màu đẹp bằng.

Nguồn Facebook: Zalan Nguyen

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *