Thời tiết oi bức của mùa hè khiến nhiều bà nội trợ đắn đo không biết nên nấu món gì để hạ nhiệt? Một số món canh ngon bổ mát sau sẽ là gợi ý hữu ích cho bạn.
1. Canh mướp đắng nhồi thịt
Bạn đang đọc: Canh ngon giải nhiệt mùa hè không nên bỏ qua
Mướp đắng có hàm lượng vitamin C cao hàng đầu trong các loại rau, có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, tăng sức đề kháng… Ngoài ra, mướp đắng còn có tính hàn, công dụng giải nhiệt, sáng mắt, giải độc. Vì vậy, canh mướp đắng có thể nói là món ăn lý tưởng cho gia đình bạn trong mùa hè.
Nguyên liệu:
– Mướp đắng: 300gr (chọn quả ngắn, nở gai to)
– Thịt nạc dăm: 100gr
– Nước xương
– Mộc nhĩ, nấm hương vừa đủ
– 5 tép hành lá, ngò, tiêu, muối, bột ngọt
– 5 củ hành tím, ớt, nước mắm
Thực hiện:
– Mướp đắng cắt thành từng khúc nhỏ, vừa ăn, móc hột bỏ ra rửa sạch để ráo.
– Thịt: Rửa sạch, bằm hoặc xay nhuyễn ướp chút tiêu + muối + bột ngọt + hành lá lấy phần trắng.
– Củ hành: Bóc vỏ bằm nhuyễn. Ớt: Bỏ hột thái xéo mỏng.
– Mộc nhĩ, nấm hương ngâm mềm, rửa sạch thái nhỏ.
– Trộn chung thịt với mộc nhĩ, nấm hương thái nhỏ, 1 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, hành lá. Nêm lại vừa ăn, dồn nhân vào từng khúc mướp đắng đã làm sạch trước đó.
– Nấu sôi nước xương rồi cho mướp đắng vào hầm, lửa riu riu. Khi tất cả chín nêm lại vừa ăn (tiêu + muối + bột ngọt + nước mắm), thêm tiêu và ngò nữa là có một nồi canh ngon, mát.
2. Canh ngao nấu dứa
Từ lâu dứa được biết đến là loại quả có nhiều tác dụng với nhiều thành phần bổ dưỡng cho sức khỏe của bạn. Trong dứa không có cholesterol, giàu chất xơ, các enzyme tiêu hóa, vitamin C, canxi và kali. Do đó, dứa có tác dụng thanh nhiệt, giảm mỡ, kích thích tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Còn ngao là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe.
Trong thịt ngao có đầy đủ các chất protit, gluxit, lipid, nhiều vitamin và những khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, món canh ngao dứa sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. Món ăn có vị thơm ngon, chua dịu lại không mất quá nhiều thời gian chế biến.
Nguyên liệu:
– 1kg ngao
– 1 quả dứa, 2 quả cà chua
– Rau răm, hành, thì là, 2 quả sấu, 1 nhánh gừng, 1 củ hành khô
– Nước mắm, bột canh, mỳ chính.
Thực hiện:
– Bước 1: Cà chua rửa sạch, 1 quả bổ múi cau, 1 quả thái hạt lựu. Hành khô thái nhỏ, gừng đập dập. Răm, hành, thì là rửa sạch, thái nhỏ.
– Bước 2: Ngao rửa sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước rồi thêm vài hạt muối vào luộc. Khi ngao mở miệng thì bạn tắt bếp, vớt ra tách lấy phần thịt, ướp cùng mắm, mỳ chính, bột canh, 1/3 chỗ hành khô cho ngấm gia vị. Nước luộc ngao đổ ra bát cho lắng cặn.
– Bước 3: Làm nóng ít dầu ăn trong nồi, cho phần hành khô còn lại vào phi thơm. Đổ cà chua vào xào cùng. Khi cà chua chín nhừ bạn cho ngao vào. Đảo đều 2-3 phút thì múc hết ngao và cà chua ra bát.
– Bước 4: Đổ bát nước luộc ngao vào nồi, chú ý gạn bỏ phần cặn lắng bên dưới. Thả 2 quả sấu, dứa thái miếng nhỏ và gừng vào đun khoảng 10 phút. Sau đó cho ngao và cà chua bổ múi cau vào đun thêm 5 phút nữa, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cho hành, răm, thì là vào rồi tắt bếp.
3. Canh hoa thiên lý, giò sống
Hoa thiên lý rất giàu vitamin C, B1, B2 và các loại kháng chất cần thiết như canxi, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm, vì vậy, nó rất bổ dưỡng. Ngoài ra nó còn có tác dụng: giải nhiệt, cải thiện bệnh trĩ và phì đại tuyến tiền liệt. Dân gian còn cho rằng hoa thiên lý có tác dụng trợ dương, chữa chứng vô sinh ở nam giới do phải thường xuyên tiếp xúc với chì.
Tìm hiểu thêm: Cách làm xúc xích gà ngô tại nhà: Ngon mềm, đàn hồi và bổ dưỡng, trẻ em đặc biệt yêu thích
Nguyên liệu:
– Hoa thiên lý: 300gr
-Giò sống:150gr
– Gia vị
Thực hiện:
– Hoa thiên lý rửa sạch. Nhặt bớt cuống hoa già và những bông hoa úa.
– Đun sôi nước, lấy thìa nhỏ xúc giò sống thành từng viên rồi thả vào nối nước.
– Lúc viên giò sống bạn lưu ý nhúng thìa vào nước hoặc dầu ăn thì thìa sẽ không bị dính.
– Nước thả giò sống sôi, nêm mắm muối vừa ăn rồi thả hoa thiên lý vào, sôi lại tắt bếp là xong.
4. Canh mực chua ngọt
Mực có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất protid, chất béo, đường, khoáng và nhiều loại axit amin. Do đó, mực có vị mặn, tính hơi ôn, không độc, bổ huyết, lợi tiểu,… Với thời tiết nắng nóng gắt mùa hè này, được thưởng thức bát canh mực vị chua chua, ngòn ngọt sẽ cho bạn cảm giác dễ chịu, ngon miệng hơn.
Nguyên liệu:
– Mực ống (loại nhỏ): 150g
– Thì là: 200g, hành lá: 100g
– 2 quả cà chua
– 1 củ hành tây
– 1 quả ớt sừng (30g)
– Gia vị: hạt nêm, đường.
Thực hiện:
– Mực chà muối, rửa sạch rồi băm nhuyễn. Thì là thái khúc dài 5 cm. Hành lá lấy 2 cọng thái nhuyễn, còn lại thái khúc như thì là. Ớt sừng bỏ hạt, băm nhuyễn. Cà chua và hành tây thái múi.
– Trộn đều mực, ớt và hành lá thái nhuyễn, nêm 1/2 thìa cà phê hạt nêm.
– Đun sôi 800ml nước, múc từng thìa súp mực vào, nêm 1 thìa súp hạt nêm, 2 thìa cà phê đường. Nước sôi lại, cho cà chua và hành tây vào, đun 2 phút, tắt bếp.
– Múc ra tô, rắc thì là và hành lá thái khúc lên. Ăn nóng
5. Canh bắp bò nấu khế chua
Khế chua nhiều vitamin C, có tác dụng giảm mỡ, thanh nhiệt, và giúp cơ thể tông hợp collagen làm da mặt căng mịn. Thịt bò được coi là thần dược bồi bổ sức khỏe, có tác dụng bổ sung lượng máu cho cơ thể, tăng cơ bắp và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Nhớ đừng rửa bắp cải bằng nước, nó tương đương với uống thuốc trừ sâu, dạy bạn đúng cách, hết bẩn
Nguyên liệu
– Thịt bò bằm nhuyễn hoặc thái miếng: 150 gr
– 3 quả khế cắt miếng mỏng
– 2 trái cà chua đỏ cắt múi cau
– 1 củ hành tím cắt miếng mỏng
– 2 nhánh ngò om cắt khúc
– 2 nhánh ngò gai cắt khúc.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm 1/4 trái ớt cắt miếng mỏng, một lít nước lọc, 3-4 m hạt nêm, 1 m đường cát trắng, 1/4 muỗng tiêu xay, 1 muỗng dầu ăn.
Thực hiện:
– Xào hành tím với dầu ăn cho thơm.
– Thêm thịt bò vào nồi, xào chín.
– Cho tiếp cà chua vào nồi xào sơ để lấy màu rồi cho khế vào.
– Thêm nước lọc, đun sôi lên.
– Nêm nước canh với hạt nêm cho vừa ăn.