Những thắc mắc ‘khó nói’ về đồ ăn Châu Á

Những thắc mắc ‘khó nói’ về đồ ăn Châu Á

Có phải đồ ăn châu Á nào cũng cay? Liệu có bị “ăn nhầm” thịt chó? Nước uống có đủ sach?…Đó chỉ là một vài trong rất nhiều thắc mắc của những vị khách phương Tây về món ăn Châu Á.

Ẩm thực là một phần không thể thiếu trong mỗi hành trình khám phá. Phương Đông kì diệu không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời mà còn có là cái nôi nuôi dưỡng bao nền văn hóa ẩm thực đặc sắc. Nhưng có rất nhiều điều mà khách du lịch phương Tây băn khoăn trước khi bắt đầu hành trình khám phá ẩm thực Châu Á.

Bạn đang đọc: Những thắc mắc ‘khó nói’ về đồ ăn Châu Á

Dù khó khăn để công nhận nhưng văn minh châu Á chưa thể sánh tầm hiện đại với các cường quốc trên thế giới, việc du khách phương Tây e ngại về an toàn thực phẩm ở các nước châu Á là điều hoàn toàn dễ hiểu. Hơn thế nữa, sự khác biệt về văn hóa, lịch sử cũng khiến nhiều người bỡ ngỡ khi phải tập làm quen với một vài tập quán ăn uống địa phương nơi họ đặt chân tới. Dưới đây là một vài trong vô vàn điều khó nói ấy.

1. Nước máy ở châu Á có đủ an toàn để uống?

Những thắc mắc ‘khó nói’ về đồ ăn Châu Á

Ngoại trừ các nước cực kì phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hong Kong và một số vùng khác có nguồn nước được xử lý tốt, an toàn để uống thì hầu hết nước máy ở châu Á đều là thử thách với dạ dày một người khách nước ngoài. Chính phủ một số nơi như Thượng Hải, Trung Quốc có thể công bố nước máy của thành phố họ là an toàn, nhưng hệ thống ống nước đều không thể nhìn thấy, một vài tòa nhà cũ có thể có đường ống bị nứt dẫn tới ô nhiễm nguồn nước.

2. Câu hỏi tương tự với nước đá thì sao?

Những thắc mắc ‘khó nói’ về đồ ăn Châu Á

Mặc dù hầu hết quốc gia châu Á có vấn đề với nước máy nhưng nước đá, nói chung, có thể coi là an toàn, đặc biệt là ở các khu du lịch. Các khu du lịch nổi tiếng đều lấy nước đá của các nhà máy, muốn làm ăn lâu dài, các nhà máy bắt buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.

3. Có phải món ăn nào cũng có bột ngọt (mì chính)?

Những thắc mắc ‘khó nói’ về đồ ăn Châu Á

Bột ngọt được sử dụng thường xuyên và là gia vị thiết yếu cho các món ăn toàn châu Á. Điều này hoàn toàn chính xác.  Và mặc dù có thể khó nhận ra, nhưng các món ăn phương Tây ở châu Á cũng dùng bột ngọt trong chế biến. Ngày nay, có rất nhiều nhà hàng “hữu cơ” ở Châu Á “già vờ” không sử dụng bột ngọt để thu hút những khách hàng chú ý tới sức khỏe và tạo món lời lớn.

4. Đồ ăn đường phố có đảm bảo an toàn?

Nói chung là có, bởi việc cạnh tranh giữa các hàng quán đồ ăn bình dân ở Châu Á, đặc biệt trong các khu du lịch là rất gay gắt. Nếu kinh doanh thực phẩm không an toàn, người bán hàng sẽ không thể trụ lại.

Những thắc mắc ‘khó nói’ về đồ ăn Châu Á

Thưởng thức món ăn đường phố ở châu Á là cách rẻ nhất và nhanh nhất để tận hưởng một bữa ăn đích thực. Không giống các nhà hàng sang trọng với những sự thật “động trời” diễn ra trong bếp, trên đường phố châu Á, bất kì ai cũng cảm thấy thích thú khi những người bán hàng chuẩn bị đồ ăn ngay trước mắt họ.

6. Có phải tất cả món ăn châu Á đều có vị cay?

Những thắc mắc ‘khó nói’ về đồ ăn Châu Á

Hoàn toàn không! Chỉ có một số nước điển hình Thái Lan hay vài khu vực ở Ấn Độ có các món ăn nổi tiếng với gia vị cay, còn lại hầu hết đồ ăn ở châu Á đều ít hoặc không cay. Nhưng vị tê nóng nơi đầu lưỡi là hương vị yêu thích của người châu Á, nên đến bất kì nơi đâu, ăn bất kì món ăn nào, bạn cũng sẽ thấy sự hiện diện của các gia giảm, trong đó có ớt trên bàn ăn của mình.

6. Lo lắng về việc “bị lừa” ăn thịt chó, mèo…

Tìm hiểu thêm: Cách làm món mì tôm trứng kiểu mới vừa ngon vừa lạ miệng

Những thắc mắc ‘khó nói’ về đồ ăn Châu Á

Dù thịt chó là phổ biến ở một vài quốc gia châu Á, nhưng nó không bao giờ được dùng để thay thế cho một loại thịt nào khác. Tại một vài quốc gia Đông Nam Á, thịt trâu thường được “mạo danh” thịt bò hay thịt lợn thường được trộn lẫn trong thịt bò băm để giảm giá thành, nhưng điều tương tự không hề diễn ra với thịt chó. Vì vậy, nếu gọi món không phải thịt chó, bất kì du khách nào cũng có thể hoàn toàn yên tâm với món ăn của mình.

7. Món ăn châu Á sẽ làm tổn thương dạ dày?

Những thắc mắc ‘khó nói’ về đồ ăn Châu Á

Thật không may, bất kì khách du lịch phương Tây nào cũng có thể bị đau bụng khi ăn đồ ăn phương Đông. Thậm chí, thực phẩm sạch cũng có thể chứa vi khuẩn lạ khó thích nghi với dạ dày người phương Tây. Nhưng những vấn đề với dạ dày (ngoại trừ trường hợp bị ngộ độc thật sự) đều nhanh chong mất đi sau khoảng một tuần, và khi ấy bất kì ai cũng có thể thưởng thức đồ ăn châu Á một cách hồ hởi nhất.

8. Liệu có phải dùng đũa trong mọi bữa ăn?

Không hẳn là như vậy. Ít nhất, bạn sẽ luôn tìm thấy một chiếc thìa trong bất kì nhà hàng Châu Á nào. Hơn nữa, hầu hết nhà hàng trong các khu du lịch đều có xu hướng hòa nhập với văn hóa thế giới bằng cách cung cấp thêm một chiếc dĩa, nhưng dao thì hiếm khi cần thiết trong các món ăn châu Á.

Những thắc mắc ‘khó nói’ về đồ ăn Châu Á

Người dân Đông Nam Á thường ăn với một chiếc thìa ở tay phải và dĩa bên tay trái. Đũa chỉ được sử dụng cho các món bún và súp. Cũng có một số ngoại lệ như Việt Nam, khi người dân dùng đũa cho tất cả món ăn thường ngày.

9. Đồ ăn chay có dễ dàng tìm thấy ở châu Á?

Những thắc mắc ‘khó nói’ về đồ ăn Châu Á

Dù người châu Á sử dụng nhiều rau xanh hay các loại đậu trong khẩu phần ăn, nhưng những món ăn thuần chay lại thực sự rất ít ỏi. Hầu hết món ăn phương Đông đều có thể có trứng hoặc một vài một vài gia giảm từ động vật (như nước mắm chẳng hạn).

10. Tìm một nhà hàng đồ ăn phương Tây có đơn giản ở châu Á ?

Những thắc mắc ‘khó nói’ về đồ ăn Châu Á

>>>>>Xem thêm: Gà hầm khoai lang thơm ngon bổ dưỡng

Câu trả lời là có, nhưng đó thực sự là một canh bạc với những vị khách nước ngoài, bởi các quán đồ ăn phương Tây ở châu Á thường rất đắt. Hơn nữa, nếu đầu bếp là người địa phương, sẽ khó lòng tìm thấy hương vị chuẩn châu Âu trong các món ăn. Nếu thực sự muốn thưởng thức bữa tối đúng vị phương Tây, tốt nhất bạn nên tìm hiểu trước danh sách các nhà hàng do người phương Tây đứng bếp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *