Một số người thường cắt bỏ phần bánh chưng bị mốc rồi sử dụng phần còn lại đem đi chiên vì ‘tiếc của’, nhưng thói quen này liệu có nên?
Có nên ăn bánh chưng khi chỉ mới hơi mốc?
Bạn đang đọc: Bánh chưng hơi mốc có ăn được không? Và cách bảo quản bánh chưng không hỏng sau Tết
Ngoài thịt gà luộc, giò thì bánh chưng cũng là thứ hay bị “tồn” lại sau dịp Tết nhất. Hơn nữa, sau một thời gian nếu không bảo quản cẩn thận, bánh chưng rất có thể bị mốc. Với những gia đình không chăn nuôi (lợn, gà) việc vứt bỏ đi những chiếc bánh chưng mới hơi bị mốc vào thùng rác thì hầu như ai cũng tiếc.
Bởi vậy, không ít người cắt bỏ phần bánh mốc, hư vứt đi và ăn phần còn lại bằng cách chiên lại.
Nếu bánh chưng có hiện tượng bị mốc thì nên vứt đi.
Nhưng bạn nên biết rằng bánh chưng dù đã cắt bỏ phần bị hỏng hoặc chế biến bằng cách rán lên nhưng nấm mốc vẫn có thể xâm nhập sâu bên trong.
Bởi vậy, người dùng vẫn phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc, dễ bị đau bụng, tiêu chảy,…
Hơn nữa, tất cả thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố aflatoxin, gây hại sức khỏe, nên vứt bỏ toàn bộ.
Cách bảo quản bánh chưng sau Tết?
Trong quá trình gói, để bánh chưng không bị mốc thì cần rửa sạch lá, gói chặt tay, rửa nước…
Còn sau Tết muốn bảo quản bánh chưng lâu hơn thì đây là gợi ý:
– Bạn có thể treo bánh chưng ở nơi khô ráo, thoáng gió.
Tìm hiểu thêm: Muốn kho cá hồi béo thơm, hấp dẫn đừng quên bỏ thêm nguyên liệu này
– Để bánh vào ngăn mát tủ lạnh có thể sử dụng trong 15-20 ngày. Lâu hơn có thể để vào ngăn đá. Khi muốn ăn, nên đem bánh ra trước giã đông rồi hấp hoặc chiên lại.
– Nên dùng dao sạch để cắt bánh, tránh tình trạng dao chất bẩn bám vào phần còn lại gây nấm mốc.
– Bánh chưng được ép chân không đều để được lâu dù để bên ngoài hay bên trong tủ lạnh, bạn có thể đầu tư một chiếc máy cho gia đình (nếu có điều kiện, để bảo quản các thực phẩm khác).