Bí quyết nấu cháo lòng ngon: Nhiều người mắc sai lầm này khiến lòng hôi, cháo dễ hỏng

Bí quyết nấu cháo lòng ngon: Nhiều người mắc sai lầm này khiến lòng hôi, cháo dễ hỏng

Nấu cháo lòng nhiều người đã thử làm tại nhà nhưng kết quả không được ngon như ngoài hàng. Đặc biệt là lòng vẫn có mùi hôi dù đã chà xát nhiều thứ như giấm, rượu, gừng…

Hãy học ngay bí quyết nấu cháo lòng dưới đây để thành công ngay trong lần nấu đầu tiên.

Bạn đang đọc: Bí quyết nấu cháo lòng ngon: Nhiều người mắc sai lầm này khiến lòng hôi, cháo dễ hỏng

Nguyên liệu

– Lòng heo, tim, lưỡi… (tùy theo sở thích)

– Gạo nếp và tẻ (chia theo tỉ lệ 3 tẻ: 1 nếp)

– Rau thơm các loại: rau răm, húng lủi, tía tô, kinh giới, quế, ngò gai, hành lá, ngò rí.

– Hành tím, hành tây, chanh, tỏi, ớt, gừng.

– Nước mắm, tiêu, muối hột.

Mẹo sơ chế lòng, đảm bảo khử hết mùi hôi:

– Gan, lá lách: Rửa sạch cùng nước muối loãng, để ráo

– Tim: Bóp sạch huyết còn đọng bên trong, có thể dùng đầu đũa móc rửa sạch bên trọng cuống tim, sau đó rửa lại bằng nước muối loãng.

– Cuống họng dùng chanh, muối chà sạch phía trong vòm họng, cạo sạch nhớt, rửa kĩ rồi để ráo.

– Phổi: Rửa sạch với nước muối loãng, thái hạt lựu.

– Dạ dày: Lộn ngược bao tử ra, cắt hết mỡ, lộn lại, chà chanh + muối, sau đó rửa lần 1, cho nước hơi nóng (khoảng 6-70 độ) và muối chà lại lần 2, cạo sạch nhớt, rửa sạch, để ráo.

– Lưỡi: Trụng sơ qua nước sôi, cạo sạch lớp màn lưỡi màu trắng.

– Tai heo: Cạo sạch lông, rửa sạch bằng nước muối loãng

– Xương đầu với má heo: Rửa sạch cùng nước muối loãng, để ráo

– Óc heo: Bóc sạch lớp gân máu bên ngoài.

– Rồi và tiết heo có thể mua sẵn hoặc tự làm ở nhà

Lưu ý: Nhiều người bóp lòng với đủ thứ chanh, muối, giấm, gừng, rượu… nhưng vẫn bị hôi. Lý do là ở khâu chọn nguyên liệu kém tươi. Nên dặn người mổ lợn, lấy hàng mới, chỉ cần sơ chế đúng bước không cần chà xát nhiều thứ làm mất độ giòn ngon, làm mỏng và chai vị của lòng.

Cách luộc lòng:

Cho tất cả lòng vào nồi nước lạnh luộc, thêm 1 xíu gừng và vài củ hành tím. Khi sôi lên thì vớt phèo non ra đầu tiên, tới ruột già, dồi trường, cật, bao tử, lá lách, cuống họng, tim, gan, lưỡi phải dùng cây tăm nhọn xăm thử, nếu nó ra nước trong thì đã chín, còn ra máu đỏ thì luộc tiếp…

Lòng heo chín, vớt ra thả ngay vào thay nước đá để làm nguội nhanh, giữ độ giòn và độ trắng.

Bí quyết nấu cháo lòng ngon: Nhiều người mắc sai lầm này khiến lòng hôi, cháo dễ hỏng

Nguyên liệu nấu cháo lòng sau khi đã sơ chế và luộc chín.

Cách nấu cháo lòng

Dùng xương ống và xương má rửa sạch rồi hầm thành nước dùng.

Gạo vo sạch, ngâm gạo qua 1 đêm, sáng xay thành bột để nấu cháo hoặc rang gạo cho vàng rồi nấu.

Tìm hiểu thêm: Công thức làm món thịt nướng vừa mềm vừa thơm

Bí quyết nấu cháo lòng ngon: Nhiều người mắc sai lầm này khiến lòng hôi, cháo dễ hỏng

Cuối cùng khi cháo chín múc ra bát, thêm các loại lòng heo đã luộc chín, rau thơm và dùng nóng.

Mẹo nấu cháo lòng ngon là dùng mỡ chài băm nhỏ, cho vào nồi với xăm xắp nước, 1 xíu hạt nêm, hành tím băm nhỏ nấu lửa lớn cho cạn nước, tiếp tục nấu cho đến khi mỡ ra nước, chuyển màu vàng thì cho phổi thái hạt lựu vào xào chung nêm thêm nước mắm. Sau đó cho toàn bộ nồi phổi xào vào nồi cháo, trộn đều.

Làm cách này khi ăn cháo rất thơm, ăn có vị giòn giòn của phổi, nhiều người nhầm tưởng nó là tóp mỡ, tóp mỡ giòn khi cho vào cháo nóng sẽ bị mềm nhưng phổi thì vẫn có độ giòn, béo và của mỡ chài.

Bí quyết nấu cháo lòng ngon: Nhiều người mắc sai lầm này khiến lòng hôi, cháo dễ hỏng

>>>>>Xem thêm: Mứt chuối vừa thơm ngon lại dễ làm

Lưu ý: Đừng tiếc cái nước luộc lòng và luộc dồi mà cho chung vào nồi cháo vì sẽ chóng hỏng, không để lâu được nếu định nấu cháo ăn cả ngày hoặc bán.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *