Cách làm giò xào, đến khâu ép đừng bao giờ quên lưu ý này để giò không bị khô

Cách làm giò xào, đến khâu ép đừng bao giờ quên lưu ý này để giò không bị khô

Ngoài việc lựa thịt thì trong khâu ép giò xào cũng cần khéo léo để món ăn không bị khô, mất vị ngon.

Giò xào là món ăn khá phổ biến trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc. Trước đây, món giò này thường tận dụng phần thủ lợn, xào lên, gói bằng lá chuối, ép chặt cho ra bớt mỡ, nguội keo lại rồi thưởng thức. Món giò xào kiểu này khá ngấy nhiều mỡ. Nhưng ngày nay món giò xào đã được biến tấu, chủ yếu hay dùng tai, mũi, lưỡi và thịt để ép giò.

Bạn đang đọc: Cách làm giò xào, đến khâu ép đừng bao giờ quên lưu ý này để giò không bị khô

Dưới đây là cách làm giò xào giòn, bùi, ngon, không béo của một mẹ đảm có kinh nghiệm lâu năm chia sẻ.

Cách làm giò xào, đến khâu ép đừng bao giờ quên lưu ý này để giò không bị khô

Hướng dẫn cách làm món giò xào không bị khô, ngấy của mẹ đảm.

Nguyên liệu:

– Thịt chân giò có da: 300 gr

– Tai lợn: 300 gr

– Thịt gáy cổ lợn: 300gr

– Mộc nhĩ khô: 20gr

– Nước mắm, hạt nêm gà, hạt tiêu, dầu ăn, hành tím, giấm, lá chuối…

Cách làm:

Sơ chế:

– Mộc nhĩ: ngâm nở, rửa sạch, thái nhỏ.

– Hành tím/hành tây: bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ.

– Tai, thịt chân giò, thịt cổ rửa sạch bằng nước, cạo bề mặt bì, rồi bóp với muối, tới giấm và rửa sạch. Lưu ý, với tai cần khía rạch lỗ tai ra rửa cho sạch.

– Thái mỏng chừng 0.5 cm, bản rộng chừng 2 ngón tay.

Cách làm giò xào, đến khâu ép đừng bao giờ quên lưu ý này để giò không bị khô

Xào giò

Bước 1: Cho dầu ăn vào chảo, làm nóng, cho hành bằm vào phi thơm.

Bước 2: Cho thịt gáy cổ vào, thịt hết nước đỏ, hơi xém ra mỡ, thì cho thịt chân giò, tiếp đến là tai.

Bước 3: Xào giò chừng 3-4 phút cho thịt hơi xém ra mỡ, nhựa. Không đảo quá nhiều kẻo thịt ra nước, giò lâu khô. Nên hất chảo để nguyên liệu đảo đều hơn.

Bước 4: Tạm tắt bếp, nêm mắm, hạt nêm gà, đảo đều. Tiếp tới cho mọc nhĩ vào, xào thêm chừng 4-5 phút.

Bước 5: Tắt bếp, rắc tiêu, trộn đều nhẹ nhàng.

Tìm hiểu thêm: Khi hầm gà không nên cho trực tiếp nước vào hầm, đun thêm một bước nữa trước khi hầm thì nước súp gà thơm và không còn mùi tanh

Cách làm giò xào, đến khâu ép đừng bao giờ quên lưu ý này để giò không bị khô

Đóng giò

– Lót sẵn lá chuối vào khuôn giò (loại 1kg), dồn giò vào, vừa dồn vừa ấn nhẹ cho chặt. Đóng nắp, vặn chốt cho nước mỡ chảy bớt ra.

Cách làm giò xào, đến khâu ép đừng bao giờ quên lưu ý này để giò không bị khô

Lưu ý: Khi thấy nước thịt bắt đầu nhỏ ra là dừng lại, đảm bảo giò không khị khô.

Cách làm giò xào, đến khâu ép đừng bao giờ quên lưu ý này để giò không bị khô

>>>>>Xem thêm: Gợi ý hơn 20 mâm cơm ‘chân ái’ trong ngày trời oi nóng, chồng con khen nức nở

– Để nguội tự nhiên, lấy giò ra, cắt và thưởng thức.

Bảo quản:

Giò để tủ lạnh ăn trong 1 tuần.

Nguồn ảnh: Kim Anh Duong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *