Nếu đang định nấu cháo lòng, cháo gà, cháo vịt… bạn có thể tham khảo các công thức dưới đây.
1. Cháo lòng
Bạn đang đọc: Cách nấu nồi cháo ngon không hề khó, dưới đây là công thức nấu 10 loại cháo phổ biến để đãi cả nhà
Công thức nấu các món cháo thơm ngon.
Nguyên liệu:
Gạo nếp thơm: 1/3 bát.
Gạo tẻ thơm: 1/2 bát.
Xương lợn: 500g.
Lưỡi lợn: 1 chiếc.
Gan lợn: 100g.
Tiết lợn: 200g.
Tim, lòng non, dạ dày, dồi, dạ dày tùy số lượng theo ý thích của bạn.
Nước lọc: 3 lít.
Hành lá, hành tím, gừng.
Nước mắm, muối, tiêu, giấm.
Rau mùi, mùi tàu, giá đỗ, ớt ăn kèm.
Cách làm:
Bước 1: Chọn mua phần xương thật tươi và ngon. Lòng non chọn loại nhỏ, căng tròn là nhất. Phần xương lợn, lưỡi lợn đem rửa sạch, xương băm miếng vừa ăn rồi cho luộc qua cùng nước giấm pha loãng, đổ nước và rửa lại cho hết mùi hôi. Sau đó cho xương vào ninh cùng hành tím nướng. Trong quá trình ninh nếu thấy có bọt thì hớt bỏ. Lưỡi lợn cạo sạch phần trắng rồi cho vào luộc cùng xương
Bước 2: Tiết lợn đem chia làm 2 phần đều nhau. Một phần để cho vào nồi cháo, một phần đem đánh tan với nước lọc, mì chính, mắm, hạt nêm, tiêu rồi để đông (phần này sẽ là phần quyết định màu nâu hấp dẫn của món cháo lòng).
Bước 3: Gạo vo thật sạch, đem ngâm trong nước khoảng 1h rồi vớt ra để ráo giã nhỏ rồi cho vào nước luộc xương nấu thành cháo, khi đã thành cháo thì bỏ tiết lợn đã đánh tan cùng gừng băm nhỏ, nêm gia vị cho vừa ăn. Cách làm cháo lòng như vậy sẽ nhanh nhừ, cháo sánh mịn mà không bị sập sội, khó ăn. Rắc thêm chút hành lá thái nhỏ vào cho thơm và bắt mắt.
Bước 4: Tim lợn, dạ dày, dồi lợn luộc, gan, cổ hũ, lòng non mua về trần qua nước sôi một lượt rồi luộc chín, nếu bạn thích có thể chiên cũng rất ngon. Trong nước luộc cho cho gừng, dấm và muối để cho đậm đà và bớt hôi. Khi tất cả đã chín đem thái miếng mỏng vừa ăn bày ra đĩa. Phần này cũng chia làm 2, một phần để cho vào nấu chung với cháo còng một phần để ăn thêm bên ngoài.
Khi luộc lòng, để lòng được trắng, giòn, nên cho lòng vào nước luộc khi nước sôi, không nên cho lúc nước còn lạnh hay vừa ấm. Khi nước sôi bùng thì nhanh chóng vớt đi lớp bọt, để lửa lớn. Khi luộc, để lòng không bị tanh, nên cho vào một vài lát ớt. Thời gian luộc lòng cũng không nên quá lâu, khoảng 35 phút là được.
Bước 6: Cháo múc ra bát, rắc hành lá thái nhỏ, hạt tiêu ăn kèm với rau mùi, húng chó, giá đỗ, phần lòng bày ở đĩa. Nếu bạn thích, khi cháo chín có thể đổ phần lòng đã cắt vào xoong cháo và nấu thêm đến khi sôi là được.
2. Cháo nghêu
Nguyên liệu:
1kg nghêu tươi, cỡ vừa.
½ bát con gạo nếp.
¼ bát con gạo tẻ.
Gia vị: nước mắm ngon, hạt tiêu, muối.
Rau thơm ăn kèm: hành lá, rau răm, rau mùi.
Cách làm:
Bước 1: Nghêu ngâm nước trước ít nhất 2h trước khi nấu, có thể cho thêm vài lát ớt để nghêu nhả sạch hết cát.
Bước 2: 2 loại gạo trộn với nhau, ngâm nước ấm 1h cho nở.
Bước 3: Hành lá, rau răm rửa sạch, cắt nhỏ, phần đầu hành trắng để riêng.
Bước 4: Nghêu sau khi ngâm rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt nghêu, luộc chín. Gỡ lấy thịt nghêu, ướp với 1 ít đầu trắng hành lá và chút nước mắm. Nước luộc nghêu gạn lọc cho sạch hết cát.
Bước 5: Dùng phần nước luộc nghêu này đun với gạo đã ngâm nở, có thể chế thêm nước sao cho mặt nước gấp 3 mặt gạo (tùy theo bạn thích ăn cháo đặc hay loãng). Đun lửa vừa khoảng 30 phút là cháo chín, sánh, hạt gạo nở hết. Nêm nêm thêm mắm muối cho vừa miệng.
Bước 6: Phi thơm đầu hành trắng với 1 thìa dầu ăn, cho thịt nghêu vào đảo sơ qua cho ngấm, tránh đảo lâu vì thịt nghêu đã chín, đảo quá tay nghêu sẽ quắt lại, mất nước ngọt.
Bước 7: Khi ăn, múc cháo ra bát, xúc nghêu xào lên trên, cho thêm hành lá, rau răm, rắc thêm hạt tiêu.
3. Cháo hột vịt lộn
Nguyên liệu
1/2 lon gạo.
10 quả trứng vịt lộn.
Gừng, hành lá, hành tím, tiêu, hạt nêm dầu ăn mỗi thứ một ít.
Cách làm
Vo gạo, đổ nước, bắc nồi cháo trắng (lỏng hay đặc tùy ý thích nhưng theo tôi thì nên nấu vừa hoặc lỏng tí thì ngon hơn với loại cháo này). Cũng có thể tiết kiệm thời gian cho buổi sáng bằng cách nấu trước cháo trắng từ tối hôm qua bằng nồi cơm điện (vo gạo, cho nước, bỏ vào nồi cơm điện và chọn nút nấu cháo).
Lúc đang nấu cháo thì chuẩn bị những thứ sau: Đập trứng cho vào tô, gừng băm nhuyễn, hành lá cắt nhỏ, hành củ cắt sợi.
Cháo bung gạo, cho vịt lộn vào nấu chín.
Sau đó cho gừng băm nhuyễn vào, cho hạt nêm vào nêm cho vừa miệng, cho thêm ít dầu ăn (có thể có hoặc không tùy thích).
Múc cháo ra tô, bỏ hành lá, hành củ và rắc tiêu lên trên. Múc ra bát và thưởng thức.
4. Cháo nấm chay
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 100 gr
Gạo nếp: 50 gr
Nấm hương tươi: 5 tai
Nấm bào ngư: 50 gr
Nấm rơm: 50 gr
Đỗ xanh nguyên vỏ: 100 gr
Hành khô, hành lá
Gia vị: Muối, bột nêm, tiêu.
Dầu ăn
Cách làm:
Gạo tẻ, gạo nếp vo sạch cùng với đậu xanh. Sau đó cho vào nồi ninh cùng 350ml nước lọc.
Nấm bào ngư, nấm rơm, nấm hương tươi ngâm nước muối loãng sau đó rủa sạch, để ráo nước. Căt nấm thành miếng nhỏ, vừa ăn. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
Hành khô lột vỏ, xắt mỏng, phi vàng lên. Chia thành 2 phần sau đó để riêng 1 phần hành ra bát. Phần còn lại trong chảo cho nấm vào xào, nêm gia vị vừa ăn. Nêm gia vị hơi đậm một chút, để lúc nấu cho thêm phần đậm đà.
Trong quá trình ninh cháo, thêm nước nếu cháo vẫn chưa nhừ hẳn. Khi cháo gần chín, cho nấm vào,đảo đều rồi nêm lại lần nữa cho vừa ăn.
Cháo chín, múc ra bát, rắc thêm hành khô và hành tươi vào cho đậm đà hương vị.
5. Cháo mực tươi
Nguyên liệu
1kg mực ống tươi con lớn
150g gạo thơm
50g mực khô
50g tôm khô
500g xương heo
1 củ gừng nhỏ
Tiêu, muối, nước mắm
50g hành lá + ngò
100g hành tím xắt mỏng
5 củ hành tím
1 muỗng xúp hành tím băm
1 muỗng xúp tỏi băm
Dầu ăn + giấm
Chanh + ớt
Sơ chế nguyên liệu;
Gừng: gọt vỏ rửa sạch, 1/2 xắt mỏng băm nhuyễn, 1/2 xắt sợi nhuyễn.
Mực ống: lột bỏ màng bao bên ngoài, rút bỏ nang mực, xẻ đôi con mực theo bề dài, rửa sạch trong ngọài, ngâm vào giấm có pha chút gừng băm nhuyễn để cho mực trắng và hớt tanh. Đầu mực cũng lột bỏ màng, nặn bỏ mắt và túi mực, rửa sạch và ngâm vào nước giấm gừng chung với thân mực. Ngâm khoảng 10 phút vớt ra rửa sạch lại bằng nước lạnh, vẩy ráo nước. Thân mực cắt miếng vuông cạnh 3 cm rồi khứa ô vuông ở mặt trong, đầu mực xắt miếng vừa ăn, ướp vào mực tiêu sọ xay + muối + gừng băm, để 30 phút cho thấm.
Mực khô: nướng chín.
Hành tíín: rửa sạch đập dập.
Xương heo: rửa sạch máu, cho vào nồi với 4 lít nước + 5 củ hành tím đập dập + tôm khô + mực khô nướng + 1/2 muỗng cà phê tiêu sọ xay + 1/2 muỗng cà phê muối đặt lên bếp nấu với lửa nhỏ, không đậy nắp vung, hớt bọt thường xuyên cho nước trong. Hầm cho đến khi xương nhừ.
Gạo: vo sạch để ráo, rang với dầu ăn phi thơm hành tỏi, cho đến khi gạo khô.
Hành lá + ngò: rửa sạch để ráo, xắt nhuyễn.
Hành tím xắt mỏng: phi vàng với dầu ăn vớt ra để ráo.
Hành + ngò: rửa sạch xắt nhuyễn.
Cách làm
Khi nồi xương hầm đã nhừ, lược lấy nước qua một nồi khác, cho gạo vào nấu cháo, khi cháo nhừ để lửa nhỏ, nêm nếm lại cho vừa ăn, giữ lửa nhỏ để cháo nóng cho đến lúc ăn.
Xào mực: đặt chảo lên bếp với 3 muỗng xúp dầu ăn, phi thơm hành tỏi băm, để lửa lớn cho mực vào xào nhanh tay để mực chín đều, xúc ra tô để riêng.
Múc cháo nóng ra tô, cho mực xào vào trộn đều, trên mặt rải hành ngò xắt nhuyễn, ít hành tím phi vàng. Dọn ăn nóng với nước mắm ngon + chanh + ớt + tiêu sọ xay.
6. Cháo cá chép
Tìm hiểu thêm: Cá vược hấp ban đầu không được cho muối và rượu nấu ăn vào, nhớ mẹo ‘2 không bỏ, 3 thêm’, cá rất thơm ngon
Nguyên liệu
Cá chép: 300g
1 bát gạo tẻ ngon
Nước mắm ngon
Hành khô, gừng củ, hành, thì là
Muối, dầu ăn
Cách làm
Cá chép sơ chế đánh sạch vảy loại bỏ ruột cá rồi rủa sạch cùng với 1 chút gừng cho cá bớt tanh.
Tiếp đến, cho cá vào nước gừng luộc cùng với 1 chút thì là cho cá bớt tanh.
Khi cá chín lấy cá ra tách riêng lấy phần thịt cá. Phần xương và đầu cho vào máy xay cay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt.
Gạo và đỗ xanh vo sạch cho vào nồi nước luộc cá và đổ nước cốt xương cá vào nấu đến khi gạo thành cháo thì cho 1 chút muối ăn vào khuấy đều lên.
Phần thịt cá đem ướp cùng với 1 thìa nhỏ nước mắm, 1 chút tiêu và hạt nêm trong khoảng 5 phút.
Phi thơm hành băm nhỏ rồi cho thịt cá vào xào thơm lên.
Khi cháo chín cho cá vào khuấy đều lên, nêm lại gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.
Cuối cùng chỉ cần rắc 1 chút hành lá thái nhỏ vào là đã có nồi cháo vô cùng thơm ngon bổ dưỡng.
7. Cháo bầu cá lóc
Nguyên liệu
Cá lóc: 600g ( Lưu ý để có món cháo bầu cá lóc ngon, nên mua cá lóc đồng)
Gạo tẻ: 50g
Gạo nếp: 70g
Nấm rơm: 300g
Gừng: 1 củ nhỏ
Hành tím: 3-4 củ
Rau mùi + hành lá
Hạt tiêu + gia vị cơ bản
Rau ăn kèm: Giá, rau đắng, chanh, ớt.
Cách làm:
Nấm rơm cắt bỏ gốc, sau đó ngâm với nước muối khoảng 20 phút cho sạch và vớt ra để ráo nước.
Bầu rửa sạch, để nguyên vỏ, thái sợi.
Hành tím bóc vỏ, thái mỏng.
Đầu hành đập dập. Lá hành và rau mùi thái nhỏ.
Gừng cạo sạch vỏ, thái sợi.
Cá lóc làm sạch sẽ, sau đó lọc riêng thịt và xương cá, thái thịt thành từng lát mỏng. Tiến hành ướp cá với đường, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm và đầu dọc hành đập dập cùng gừng thái sợi để khoảng 20 phút cho ngấm gia vị.
Đối với xương cá cho vào xoong, thêm khoảng 2 lít nước sôi vào đu nhỏ lửa để khoảng 30 phút cho nước ngọt, trong khi nước sôi các bạn chú ý vớt sạch bọt để nước được trong.
Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào đun nóng. Sau đó cho hành tím vào phi thơm, vớt hành để riêng ra bát con. Tiếp tục sử dụng chảo dầu vừa phi hành, các bạn cho cá vào xào chín, chú ý nhẹ tay để thịt cá không bị nát. Như vậy cách nấu cháo bầu cá lóc ngon, hấp dẫn hơn.
Đảo đều gạo tẻ và gạo nếp với nhau, vo sạch với nước và để ráo. Sau đó, cho gạo vào xoong rang vàng để món cháo bầu cá lóc sánh ngon và đẹp mắt.
Vớt xương cá ra chát lấy nước dùng để nấu cháo, đun nhỏ lửa và đậy nắp lại cho hạt gạo nở đều. Khi gạo nở các bạn nêm nếm gia vị vừa ăn. Sau đó, cho bầu và nấm rơm vào để khoảng 5-7 phút tắt bếp cho hành, rau mùi vào đảo đều.
Cuối cùng, múc cháo ra bát rồi bày cá và hành phi thơm lên trên và thưởng thức cùng với giá đỗ, rau đắng, chanh ớt, hạt tiêu, gừng thái sợi.
8. Cháo gà nấm hương
Nguyên liệu
50gr gạo; 4 chén nước; 30 gr thịt gà nạc; 30gr nấm rơm; 1 muỗng nhỏ dầu ăn; hành; gia vị.
Cách làm:
– Vo gạo sạch rồi đem nấu thành cháo.
– Nấm hương được rửa sạch, ngâm trong nước cho mềm sau đó vớt ra để ráo và thái nhỏ.
– Thịt gà và nấm xắt thật nhỏ rồi xào chung với hành và gia vị. Nêm một chút muối.
– Cho hỗn hợp gà xào nấm hương vào cháo đã ninh nhừ rồi đun sôi trở lại. Thêm 1 thìa dầu ăn, trộn đều trên bếp là hoàn thành.
9. Cháo lươn
Nguyên liệu
1kg lươn đồng
½ bát gạo nếp, ½ bát gạo tẻ
Hành, rau răm, hành lá
2 muỗng bột canh
2 muỗng màu dầu điều
1 muỗng nước nghệ
2 muỗng hạt nêm
1 muỗng ớt bột
Cách làm
Lươn xóc muối, rửa cho sạch nhớt. Sau đó cho lươn lên luộc chín, vớt ra để nguội.
Tuốt lấy thịt lươn, cẩn thận phần xương dăm ở bụng. Xương lươn luộc lấy nước dùng ngọt xương nấu cháo.
Rang gạo cho vàng thơm trước khi nấu cháo. Thêm 2 muỗng bột canh vào nồi cháo.
Hành băm nhỏ rồi phi thơm với dầu ăn.
Nấu cháo bạn chịu khó đảo đều cháo để cháo ra nhựa dẻo, khiến hạt gạo được nở đều và chín nhuyễn. Khi ăn, bạn múc cháo ra bát và thêm phần thịt lươn đã xào, rắc rau răm cùng hành lá cắt nhỏ lên trên, thêm gia vị cho vừa miệng, vắt chanh, trộn đều, ăn nóng.
10. Cháo vịt
>>>>>Xem thêm: Cách nấu món cháo thịt bò bổ dưỡng, nấu nhanh ‘trong một nốt nhạc’
Nguyên liệu:
– 1 con vịt, 10 củ hành to, 5 củ tỏi, 1 củ gừng
– 1 chén gạo ( thêm 1 chút gạo nếp )
– Muối, tiêu, nước mắm, hành lá, tía tô, mùi tàu, rau mùi.
Cách làm:
– Vịt chọn loại vịt cỏ, nhỏ con nhưng chắc thịt, thơm ngon. Vịt làm sạch, dùng gừng hoặc rượu trắng xát nhẹ bên ngoài để khử mùi hôi rồi rửa sạch.
– Nướng 1 củ hành cho thơm, đập dập cùng với chút gừng, cho vịt + hành nướng + gừng+ chút muối vào nồi nước luộc vịt (nước cần cho ngập hết con vịt). Nước sôi nhớ hớt bọt để nước luộc vịt được trong.
– Gạo vo cho sạch, bỏ vào chảo rang cho hơi vàng ( nhớ cho thêm 1 chút gạo nếp để cháo thơm và dẻo hơn nhé).
– Vịt chín vớt ra, bỏ gạo vào, chờ nước sôi trở lại thì vặn lửa nhỏ cho cháo nhừ, thêm gia vị cho vừa ăn.
– Trong lúc chờ cháo nhừ thì chặt thịt vịt ra, sắp vào đĩa.
– Làm nước mắm tỏi: Pha nước mắm chua ngọt với tỏi bóc vỏ, giả nhuyển, ớt, đường, thêm chút nước lọc và gừng thái sợi nhỏ, nêm nếm cho vừa miệng.
– Hành lá, tía tô, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.
– Chỗ hành khô còn lại thái mỏng, nhỏ, phi thơm, khi cháo nhừ thì cho vào. Xơi cháo ra bát và thưởng thức.