Chẳng cần xương, nước lẩu từ rau củ quả hầm còn ngon gấp bội, nhưng khi nấu tuyệt đối không nên cho thêm hai thứ này

Chẳng cần xương, nước lẩu từ rau củ quả hầm còn ngon gấp bội, nhưng khi nấu tuyệt đối không nên cho thêm hai thứ này

Nước lẩu từ rau củ quả được nhiều người yêu thích nhờ hương vị thanh đạm của nó. Nhưng khi nấu loại nước lẩu này, bạn tuyệt đối không thêm đường và bột canh vào.

Thông thường để làm ngọt nước lẩu chúng ta thường ninh thêm xương. Nhưng với một số người có sở thích thanh đạm thì cho rằng “lẩu đã nhúng thịt rồi mà nước còn ninh từ xương ra nữa thì rất là ngấy”.

Bạn đang đọc: Chẳng cần xương, nước lẩu từ rau củ quả hầm còn ngon gấp bội, nhưng khi nấu tuyệt đối không nên cho thêm hai thứ này

Để chống ngán, một mẹ đảm đã chia sẻ công thức nấu nước lẩu từ rau củ quả. Đảm bảo nồi lẩu vẫn thơm ngon, dậy mùi khó cưỡng.

Chẳng cần xương, nước lẩu từ rau củ quả hầm còn ngon gấp bội, nhưng khi nấu tuyệt đối không nên cho thêm hai thứ này

Công thức nấu nước lẩu từ rau củ quả.

Cách làm

Tìm hiểu thêm: Làm sườn sốt chua ngọt kiểu mới, hương vị thơm ngon xuất sắc và cực hao cơm

Chẳng cần xương, nước lẩu từ rau củ quả hầm còn ngon gấp bội, nhưng khi nấu tuyệt đối không nên cho thêm hai thứ này

Các loại củ quả ngọt cho vào nồi ninh 40 phút lửa nhỏ:

– Củ hành tây và cây tỏi tây: chúa tể ngọt, cho nhiều vào, nướng qua cho nó xuống nước thì càng ngọt.

– Cà rốt hoặc củ cải: chỉ 1 trong 2, 2 thứ này gặp nhau sẽ mất vị ngọt nên chỉ chọn 1 thứ.

– Su hào, mùi tàu: cho ít hơn hành tây và tỏi tây.

– Táo, lê, dứa: tạo vị thanh và thơm cho nước lẩu, đặc biệt là quả lê nếu mua được quả giòn và chắc.

– Ăn lẩu kiểu gì cũng dùng nấm, cắt phần chân nấm thừa vào ninh cùng vì ăn cũng cứng, bỏ thì phí.

– Vài con sá sùng nếu có.

Chẳng cần xương, nước lẩu từ rau củ quả hầm còn ngon gấp bội, nhưng khi nấu tuyệt đối không nên cho thêm hai thứ này

>>>>>Xem thêm: Ốc nấu chuối đậu ba chỉ tưởng khó thế nào, hóa ra dễ thế này ai cũng làm được, hương vị thơm ngon khỏi bàn

– Các loại củ, cây gia vị tạo mùi, màu, vị: giềng, sả, ớt, lá chanh, cà chua phi thơm cho ra hết tinh dầu và màu. Gắp hết lá chanh ra rồi đổ toàn bộ vào nồi nước ninh cho ra hết vị. Nhớ gắp lá chanh ra để nước không bị đắng.

– Ninh xong lọc sạch, lúc này mới cho nấm đông cô, nấm mỡ và ngô vào đun thêm vì những thứ này ngọt nhưng ăn được trong bữa lẩu nên không ninh chung, sẽ bị nát. Thêm sốt, thêm nước cốt dừa là được một nồi nước dùng lẩu Thái. Nhớ nêm thêm bột nêm, muối tinh, nước mắm cho đủ vị.

Lưu ý:

– Không cho thêm đường vì nước rau củ quả đã đủ ngọt.

– Không cho bột canh, bột canh đun lâu sẽ bị hậu vị đắng và chát.

– Nếu làm lẩu gà, lẩu măng mọc thì nên bỏ bớt các vị không liên quan đi và ninh thêm nấm.

Nguồn ảnh: Thanh Trà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *