Đặc sắc bún Nam Bộ

Đặc sắc bún Nam Bộ

Dù xã hội có phát triển, các món ngon ngày nay không thiếu, nhưng những bát bún đậm đà hương sắc ruộng đồng vẫn là nét văn hóa đáng tự hào của người Việt nói chung và người dân miền Tây Nam Bộ nói riêng. Dù đơn giản hay cầu kì, các món bún đã trở thành mộ

Là một trong nhiều món ăn phổ biến từ bột gạo, bún đã trở thành món ăn quen thuộc gắn bó với đời sống người Việt Nam. Qua hàng ngàn năm, ở mỗi vùng dân cư, bún kết hợp với các đặc sản của từng địa phương để tạo nên những món ăn độc đáo. Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều món bún được chế biến theo nhiều phương thức khác nhau, cách ăn cũng khác nhau như bún cà ri, bún riêu cua, bún thịt xào, bún nước lèo, bún mắm, bún vịt, bún cá, bún suông…Bún được người dân nơi đây yêu thích đến mức thường được dùng thay bữa chính vào bất kì thời điểm sáng,trưa, chiều, tối.
 

Bạn đang đọc: Đặc sắc bún Nam Bộ

Đặc sắc bún Nam Bộ
Bún gỏi già 

Khi nhắc tới bún Nam Bộ, không thể không nhắc tới món đặc trưng là bún cà ri. Cà ri là một trong những món ăn phổ biến và được ưa chuộng trên khắp châu Á. Khi món ăn này du nhập về miền Nam Bộ, Việt Nam; người đầu bếp đã sáng tạo thêm cho phù hợp với khẩu vị người Việt. Đặc biệt, cà ri Nam Bộ có vị ngậy béo đặc trưng do có sự hiện diện không thể thiếu của nước cốt dừa. Bún cà ri thường nấu với thịt gà, thịt vịt, kết hợp cùng các nguyên liệu như nghệ, sả, hạt điều, lá thơm…các nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà. Các nguyên liệu đa dạng hương vị được nấu lên, hòa cùng với nhau tạo nên bát bún cà ri đặc biệt hấp dẫn mà vẫn giữ được nét đậm đà, thơm ngon đặc trưng của cà ri.

Đặc sắc bún Nam Bộ
Bún cà ri gà

Xứ nước ngọt, nước lợ, sông ngòi chằng chịt, cơ man nào là cua đồng béo mập. Vậy nên người Nam Bộ cũng có món bún riêu cua đồng. Khác với bún riêu của người miền Bắc, miền Trung, bún riêu miền Tây có sự đổi mới đôi chút trong nguyên liệu, phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây. Tô bún riêu nóng hổi của người Nam Bộ đặc biệt không dùng mắm tôm như người miền Bắc mà kết hợp với mắm ruốc, loại mắm dậy mùi màu nâu tím đặc biệt thơm ngon. Bún riêu nóng ăn cùng ớt cay nồng, nước dùng nóng hổi màu cam nhạt có vị chua của cà chua chín, vị thơm của hành phi, vị béo của riêu cua đồng tươi, huyết heo, tàu hũ…Đôi khi còn tăng cường thêm vài lát thịt heo luộc chính bằng nước súp nên phần da chuyển màu vàng cam thật hấp dẫn. Sự tổng hòa hương, vị, sắc tạo nên một món ngon tuyệt vời.

Đặc sắc bún Nam Bộ
Bún riêu miền Nam

Một món bún đặc sắc không kém của vùng sông nước đó là bún bò cay. Gọi là bún bò nhưng không có nhiều tương đồng với món bún bò xứ Huế mà nhiều người đã quen thuộc. Đây là món ngon đặc trưng của vùng đất Bạc Liêu mà mỗi khi du khách đến thăm vùng đất này đều muốn thưởng thức cho bằng được. Bún bò cay chỉ nấu với thịt bò và sa tế, làm cho món ăn có màu đỏ tươi đẹp mắt, hương vị đặc biệt và cay nồng. Những người sành ẩm thực cho rằng món bún bò cay phải ăn nóng mới ngon. Vị cay cùng sức nóng làm các lỗ chân lông giãn ra, toát mồ hôi khiến các giác quan trở nên sảng khoái khi thưởng thức. Thịt bò để chế biến bún bò cay có nhiều loại như nạm, lưng, gàu,…nhưng khi chế biến xong phải có độ mềm dai vừa phải và giữ được hương vị đặc trưng.

Đặc sắc bún Nam Bộ
Bún bò cay

Ở quê hương sông nước miền Tây còn có món bún bì, bún thịt xào tuy đơn giản mà hấp dẫn không kém. Về miền Tây, bạn sẽ thấy những món bún này được bán vào buổi sáng như một món điểm tâm gọn nhẹ. Cũng là sợi bún trắng, kết hợp cùng rau thơm, xà lách, dưa leo xắt sợi nhuyễn, bên trên bày thêm một đũa bì hoặc thịt xào củ hành rồi chan thêm nước mắm chua ngọt. Chỉ đơn giản là vậy thôi nhưng khi thưởng thức, chỉ một hai đũa gắp bạn đã có thể say mê món ăn dân dã này ngay lập tức và cứ thế, bát bún hết từ bao giờ không hay. 

Tìm hiểu thêm: Hương sắc bánh cuốn Thanh Trì

Đặc sắc bún Nam Bộ
Bún bì

Miền Tây sông nước, tôm cá dồi dào nên bún cá là món ăn phổ biến gần như nhất nhì trong các loại bún nơi đây. Bún cá miền Tây Nam Bộ không hề giống bất kì vùng miền nào khác, “rất miền Tây”. Điển hình có thể điểm tên một vài loại bún cá đặc biệt như bún cá Châu Đốc ăn với thịt cá lóc ướp nghệ thơm lừng và nước lèo trong ngọt vị xương cá; bún cá Kiên Giang đậm đà, kết hợp nhuần nhuyễn hương biển vị đồng khi trong tô bún có sự xuất hiện của những con tôm biển đỏ au bên những miếng cá lóc trắng đượm hương đồng. 

Đặc sắc bún Nam Bộ
Bún cá Châu Đốc

Nhắc tới miền sông nước, không ai có thể quên được hương vị mắm miền Tây. Và mắm cũng là nguyên liệu quan trọng trong các món bún trứ danh nơi đây. Đầu tiên là bún nước lèo, món ăn đặc sắc khu vực Trà Vinh, Sóc Trăng. Nước lèo được nấu với mắm bồ hóc,đặc sản của người Khơ me. Khởi thủy món chỉ có mắm nấu với cá, sự giao thoa văn hóa đã bổ sung thêm cho bún nước lèo các nguyên liệu chả giò, heo quay…Búp nước lèo ăn cùng bộ rau đúng điệu phải là bắp chuối bào, giá, rau thơm. Một món bún mắm khác đặc trưng của miền Tây là bún gỏi già, thành phần tô bún không khác nhiều so với bún riêu, bún nước lèo nhưng khác ở chỗ nước súp đậm đà vị tương xay , mắm và một ít mè chín. Bát bún đầy đủ hương vị thơm tho,dinh dưỡng khiến ai ai cũng phải mê lòng.

Đặc sắc bún Nam Bộ

Đặc sắc bún Nam Bộ

>>>>>Xem thêm: Luộc tôm đông lạnh nhớ không cho vào nồi trực tiếp, làm thêm một bước nữa là thịt tôm không bị tanh, không bở mà rất tươi và mềm


Bún mắm miền Tây

Dù xã hội có phát triển, các món ngon ngày nay không thiếu, nhưng những bát bún đậm đà hương sắc ruộng đồng vẫn là nét văn hóa đáng tự hào của người Việt nói chung và người dân miền Tây Nam Bộ nói riêng. Dù đơn giản hay cầu kì, các món bún đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống những người dân quanh năm sống với mảnh đất miệt vườn sông nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *