Vừa ra Tết, nếu nguyên liệu như thịt gà, giò lụa còn thừa, chị em cũng có thể tận dụng để nấu bún thang nhé.
Nếu xứ sở kim chi có các món cơm nhiều màu sắc dễ gây ấn tượng với thực khách thì ẩm thực Việt Nam cũng có những bát bún thang hấp dẫn và kích thích thị giác không kém bởi màu sắc của nhiều loại nguyên liệu tươi ngon.
Bạn đang đọc: Đãi cả nhà bún thang vào bữa sáng
Cách chế biến món bún này không khó nhưng gồm nhiều công đoạn nên cũng có thể gọi là khá công phu, hương vị lại rất đậm đà. Các nàng dâu mới thường chọn món này để “tấn công” dạ dày anh xã cũng như lấy lòng gia đình chồng.
Hơn nữa, vừa ra Tết, nguyên liệu như thịt gà, giò lụa còn thừa, chị em cũng có thể tận dụng để nấu bún thang nhé! Chị em có thể tham khảo cách nấu bún thang dưới đây.
Nguyên liệu: (Cho thành phẩm 4 bát)
– 400-500g thịt ức gà
– 300g xương ống
– 200g tôm
– 3 quả trứng vịt
– 50g nấm hương
– 200g giò lụa
– 1/2 củ hành tây; 2 lát gừng; rau răm, hành lá, ớt.
– Mắm tôm
– 800g bún
Cách làm:
Bước 1: Nướng sơ nửa củ hành tây và 2 lát gừng. Trứng đánh tan cùng nước mắm, tiêu, mì chính, tráng mỏng rồi thái chỉ.
Bước 2: Giò lụa thái sợi mỏng.
Bước 3: Rau răm, hành lá rửa sạch thái nhỏ.
Bước 4: Xương ống chần qua nước sôi rồi đổ ra, rửa lại bằng nước lạnh. Cho xương vào nồi cùng 6 tô nước lọc, đun đến khi sôi thì cho hành tây và gừng nướng vào.
Ninh xương 30 phút cho xương ra nước ngọt.
Bước 5: Ức gà rửa sạch vào luộc trong nồi nước xương. Gà chín tới thì vớt ra để nguội, xé sợi.
Phần da gà (nếu có) đem thái chỉ.
Tìm hiểu thêm: Khi làm sườn heo chua ngọt nên cho đường hay giấm trước? Nhiều người không biết, trách sao không ngon
Bước 6: Tôm luộc chín, bóc vỏ rồi cho vào cối giã nhỏ. Phi thơm tỏi, cho tôm vào xào với nước mắm và tí đường, tôm hơi săn và thấm đều gia vị là được.
Bước 7: Nấm hương ngâm nước sôi cho nở, rửa lại bằng nước lạnh, cắt chân, vắt khô rồi cho vào nồi nước dùng. Khi nấm chín thì vớt ra dùng kéo cắt nhỏ.
Bước 8: Thái chanh, ớt. Thế là hoàn thành khâu chế biến.
Bước 9: Thưởng thức:
Chần bún qua nước sôi, cho bún vào bát, xếp thịt gà và các thứ lên trên rồi chan nước dùng, rắc rau nêm. Cho thêm mắm tôm (nếu thích).
Rau sống ăn với bún thang thường có kinh giới, tía tô, húng, quế, mùi tàu, bắp cải trắng bào nhỏ, giá đỗ (nếu thích). Với cách nấu bún thang này, cả nhà sẽ có bữa sáng ngon mê.
>>>>>Xem thêm: Làm heo quay giòn bì cho mâm cơm ngày Tết mà không cần nồi chiên không dầu hay lò nướng
Chúc các bạn và gia đình ngon miệng với cách nấu bún thang hấp dẫn, đậm đà
nhiều hương vị này!