Gợi ý 10 công thức làm món nộm, gỏi thanh mát ‘đổi vị’ cho bữa cơm gia đình

Gợi ý 10 công thức làm món nộm, gỏi thanh mát ‘đổi vị’ cho bữa cơm gia đình

Dưa leo trộn tai heo, rau muống trộn thịt bò và rất nhiều công thức làm món gỏi, nộm sẽ được chia sẻ dưới đây.

1. Nộm dưa leo trộn tai heo

Bạn đang đọc: Gợi ý 10 công thức làm món nộm, gỏi thanh mát ‘đổi vị’ cho bữa cơm gia đình

Gợi ý 10 công thức làm món nộm, gỏi thanh mát ‘đổi vị’ cho bữa cơm gia đình

Gợi ý một số món nộm “đổi vị” cho gia đình: Nộm dưa leo trộn tai heo.

Nguyên liệu:

Dưa leo: 2 quả

Tai heo: 3 cái

1 trái ớt sừng thái nhỏ

2 thìa canh đậu phậu rang giã nhỏ

Rau răm cắt nhỏ

1 củ hành tím cắt mỏng

3 tép tỏi băm nhuyễn

Cách làm:

Bước 1: Tai heo mua về rửa sạch nhiều lần với nước muối. Cạo sạch lớp bẩn và lông bên ngoài, sau đó xả lại nhiều lần bằng nước lạnh.

Bước 2: Dưa leo mua về ngâm nước muối cho nhả hết chất độc, để ráo. Tiếp đến, chẻ dưa leo làm đôi, bỏ phần ruột, thái lát xéo mỏng vừa phải.

Bước 3: Luộc tai heo với 2 lít nước. Cho vào nồi nước luộc 1 thìa canh giấm, 1 thìa canh rượu trắng, 1 cục nhỏ đường phèn (nếu có), 1 mẩu gừng, nửa thìa café muối ăn, 1 củ hành tây. Luộc tai heo từ 30-35 phút.

Bước 4: Sau khi tai heo chín thì lấy ra ngâm trong 1 tô nước lạnh 5-10 phút giúp loại bỏ chất nhờn cũng như giữ được màu sắc và độ giòn. Sau đó vớt ra để ráo nước.

Bước 5: Thái tai heo thành sợi dài mỏng vừa ăn.

Bước 6: Pha nước mắm trộn gồm: 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh nước cốt chanh, 1 thìa canh đường, 1/3 thìa café muối, nửa thìa cà phê tiêu trắng.

Bước 7: Cho tai heo đã thái sợi vào 1 tô lớn, tiếp đến cho phần nước mắm trộn cùng dưa leo đã chuẩn bị vào. Nhẹ nhàng bóp trộn đều hỗn hợp cho dưa leo và tai heo thấm đều nước mắm. Cuối cùng cho rau thơm, đậu phộng, hành, ớt, tỏi vào trộn chung. Gia giảm mắm và đường lại cho vừa miệng.

Bước 8: Lấy gỏi ra đĩa, trang trí bằng hoa ớt cho đẹp mắt. Món gỏi này ăn kèm với bánh phồng tôm hoặc bánh đa.

2. Chân gà ngâm sả, tắc

Gợi ý 10 công thức làm món nộm, gỏi thanh mát ‘đổi vị’ cho bữa cơm gia đình

Nguyên liệu

1kg chân gà

5 cây sả

10 trái ớt

10 tép tỏi

1 củ gừng nhỏ

15 trái tắc (quất)

Lá chanh non (ít nhiều tuỳ thích)

Nước, nước mắm ngon, đường, giấm, bột nêm, muối…

Cách làm

– Rửa thật sạch chân gà bằng muối pha nuớc loãng, chặt bỏ phần móng, cắt làm đôi hoặc để nguyên tùy thích, sau đó rửa thật sạch.

– Cho chân gà vào nồi luộc cùng 1 chút xiú muối, gừng đập dập. Khi chân gà luộc chín vớt ra chậu nước đá lạnh 15 phúc (bước này giúp chân gà được trắng và giòn).

Sau đó vớt ra rổ cho ráo nước.

Cho chân gà vào tủ lạnh 20 – 30 phút cho da khô lại khi ngâm chân gà giòn hơn…

– Sả rửa sạch bào nhỏ phần đầu củ, phần giữa cắt khúc dài 4cm và chẻ nhỏ.

Ớt cắt nhỏ, tỏi đập dập.

Lá chanh thái nhỏ, trái tắc (quất) cắt đôi.

– Pha nước ngâm chua ngọt chân gà …

1 chén đường cát

1 chén giấm (nếu nhà có nhiều trái tắc bạn thay thế giấm bằng nước tắc, mùi vị sẻ đặc trưng hơn)

4 chén nước

1/2 muổng cà phê hạt nêm

Đun sôi hỗn hợp này và để thật nguội.

Sau đó, tiếp tục cho 3 muỗng canh nước mắm ngon cùng sả cắt khúc, sả bào, tắc vắt nuớc ngâm luôn vỏ, ớt, tỏi, chân gà vô trộn đều, cắt nhỏ lá chanh non cho vào luôn.

– Dùng hộp xếp tất cả chân gà và sả ớt vào ngâm cùng hỗn hợp nước mắm đã pha.

Ngâm chân gà sau một ngày là có thể dùng được.

3. Nộm rau muống trộn thịt bò

Gợi ý 10 công thức làm món nộm, gỏi thanh mát ‘đổi vị’ cho bữa cơm gia đình

Nguyên liệu

Một mớ rau muống

100gr thịt bò

50gr lạc rang, 1 quả chanh, 3 nhánh tỏi, 3 quả ớt, 3 thìa nhỏ nước mắm, 2 thìa nhỏ đường, 1 thìa cà phê mì chính.

Cách làm

Bước 1: Rau muống nhặt bỏ gốc già, lá sâu vàng, sau đó rửa sạch dưới vòi nước.

Bước 2: Cho rau muống vào nồi nước sôi và nấu đến khi rau muống chín vừa thì vớt ra rổ và để rau muống được ráo bớt nước.

Bước 3: Ớt tỏi rửa sạch thái nhỏ cho vào bát và pha cùng các loại gia vị; đường, mắm, chanh và mì chính.

Bước 4: Cho rau muống đã luộc vào đĩa sâu lòng và rưới nước mắm chua cay mặn ngọt lên rồi trộn đều.

Bước 5: Thịt bò thái mỏng, cho vào chảo có chút dầu cùng chút tỏi, xào cho thịt vừa chín tới rồi nêm chút gia vị cho vừa miệng là được.

Cho thịt bò và lạc rang đập dập vào đĩa nộm, trộn đều và thưởng thức.

4. Gỏi gà xé phay

Gợi ý 10 công thức làm món nộm, gỏi thanh mát ‘đổi vị’ cho bữa cơm gia đình

Nguyên liệu

Đùi gà (lườn) : 400g

Hành tây: 1 củ

Rau răm: 1 mớ

Chanh: 1 quả

Gừng: 10g

Lạc rang: 50g

Tỏi: 1 củ nhỏ

Gia vị: muối, tiêu, đường

Cách làm

Bước 1: Sơ chế gà

Rửa sạch miếng thịt gà, bạn nên xát muối lên da gà và miếng thịt cho sạch và rửa lại với nước sạch, sau đó cho miếng thịt gà vào nồi luộc chín với lượng nước vừa đủ, gà không nên luộc với lửa to, bạn chú ý cho lừa nhỏ để miếng thịt gà chín đều và nhớ đập thêm miếng gừng cho vào nước luộc để khử mùi tanh. Khi thịt gà đã chín bạn vớt ra và để nguội sau đó dùng tay xé phay miếng thịt gà ra, phần da gà dùng dao thái nhỏ.

Bước 2: Chuẩn bị gia vị

Hành tây gọt vỏ, rửa sạch cắt mỏng hình tròn và ngâm ngay vào nước đá lạnh có pha chút giấm cho hết hăng chừng 30 phút cho hành tái đi và sau đó rửa sạch để ráo. Rau răm nhặt sạch, rửa và thái rối. Lạc rang và bóc vỏ giã dập, bạn không nên giã nát nhé, giã dập vừa đủ thôi, tỏi bóc vỏ băm nhuyễn, bạn chỉ cần dùng 2 – 3 nhánh nếu củ tỏi to.

Bước 3: Pha nước chấm

Đây chính là hồn của món gỏi gà xé phay, bạn pha nước mắm theo công thức: 1 quả chanh + 2 thìa cà phê đường + 1 muỗm nước mắm + 3 thìa nước trắng + 4 lát ớt nhỏ + tỏi băm nhuyễn và nêm lại chút cho vừa. Bát nước chấm phải nổi vị chua, ngọt, hơi mặn dậy mùi tỏi mới đạt yêu cầu của món ăn.

Bước 4: Trộn gỏi gà xé phay

Sau khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu thì đây là bước cuối cùng của món ăn, bạn hãy cho gà vào một âu lớn, dưới 2 thìa nước mắm vào và trộn đều để khoảng 5 phút cho gà ngấm gia vị sau đó cho hành tây và rau răm vào bát, chan thêm 2 thìa nước mắm lên trên và đảo đều tay và để bát gỏi khoảng 15 phút nữa cho gia vị ngấm vào hành và rau răm thịt gà và bạn nhớ nêm lại món ăn sao cho vừa ăn nhất.

Sau khoảng 20 phút thì bạn có thể cùng gia đình thưởng thức món ăn ngon này, bạn chỉ cần bày ra đĩa và rắc chút lạc rang đã đập nhỏ và rắc chút tiêu lên trên và thưởng thức.

5. Gỏi sứa xoài xanh

Gợi ý 10 công thức làm món nộm, gỏi thanh mát ‘đổi vị’ cho bữa cơm gia đình

Nguyên liệu

– Sứa : 200gr/ túi đã ngâm sẵn gia vị và bán rất nhiều trong siêu thị.

– Xoài xanh: 1 trái

– Cà rốt 1 củ

– Mè hoặc đậu phộng rang

– Nước chấm theo tỉ lệ: 2 nước mắm : 2 dấm : 1 đường

– Tỏi, ớt

– Rau thơm, rau mùi, kinh giới

Cách làm

– Bạn cắt bỏ túi sứa và trút vào một cái rổ cho ráo nước. Rửa sạch lại một lần bằng nước lạnh và trần sứa qua nước sôi tầm 5-10 phút.

– Xoài xanh, cà rốt dùng dụng cụ bào sợi cho nhanh , sau đó bóp qua với chút muối cho ra bớt nước chua, hăng rồi vắt nhẹ. Để ra một đĩa riêng.

– Các bạn có thể sử dụng mè, hoặc đậu phọng rang chín giòn, rồi giã dập.

– Các loại rau gia vị nhặt rồi rửa sạch.

– Để pha nước trộn gỏi sứa xoài xanh, bạn pha với công thức sau đây: 2 thìa mắm ngon, 1 thìa đường, 2 thìa giấm. Sau đó hòa tan cho đều. Tỏi bóc vỏ, đập dập, tỏi ớt băm nhỏ.

– Cuối cùng, bạn cần chuẩn bị một tô trộn to để trộn gỏi sứa.

Bạn cho sứa, xoài, cà rốt vào tô, rưới nước trộn gỏi vào trộn đều để 10 phút cho ngấm. Nêm nêm lại gia vị để xem đã hợp khẩu vị cả nhà chưa, nếu chưa bạn có thể điều chỉnh vị ngọt/ vị chua theo khẩu vị của gia đình.

6. Gỏi tép đồng

Tìm hiểu thêm: Salad mực kiểu Hàn tươi ngon, hấp dẫn

Gợi ý 10 công thức làm món nộm, gỏi thanh mát ‘đổi vị’ cho bữa cơm gia đình

Nguyên liệu

Tép tươi 200 gr

Giấm 1 muỗng cà phê

Đường trắng 1 muỗng canh

Dầu mè 1 muỗng canh

Gừng 1/2 củ

Rượu vang 1 muỗng canh

Ớt chuông 2 trái

Ngò rí 100 gr

Sơ chế:

Tép rửa sạch cho vào nồi nước, luộc chín khoảng 5 phút.

Sau đó, vớt tép ra, để nguội.

Ớt chuông rửa sạch, cắt thành hạt lựu.

Ngò rí rửa sạch, cắt nhỏ.

Gừng gọt vỏ, cắt sợi.

Cách làm

– Pha nước trộn: Cho 1 muỗng cà phê giấm, 1 muỗng canh đường trắng, 1 muỗng canh dầu mè, gừng, 1 muỗng canh rượu vang vào 1 cái chén, khuấy đều.

– Tiếp theo, cho tép, ớt chuông, ngò rí vào tô lớn. Đổ từ từ nước pha ở trên vào, trộn đều.
Bạn có thể cho thêm những rau quả khác nếu thích, như: khóm , bạc hà muối chua, lá chanh thái sợi…

– Cho món ăn ra đĩa là xong.

7. Gỏi bò cà pháo

Gợi ý 10 công thức làm món nộm, gỏi thanh mát ‘đổi vị’ cho bữa cơm gia đình

Nguyên liệu

2 lạng thịt bò phi lê (các bạn hãy chọn phần thịt bò tươi ngon)

1 lạng cà pháo muối

3 quả quất, 1 quả chanh, 1 quả ớt tươi

Rau sống: rau xà lách, rau húng quế, rau húng thơm, rau diếp cá, rau húng lủi

Vừng rang

Gia vị: nước mắm, hạt nêm, đường, tỏi xay, ớt xay

Bánh tráng (bánh đa vừng)

Sơ chế nguyên liệu

– Thịt bò mua về rửa sạch để cho thịt bò ráo nước thì bạn hãy thái thịt thành những lát mỏng.

– Cà pháo rửa sạch thái thành lát, quất bạn cũng thái thành những lát mỏng sau đó cho vào nước đá để ngâm cho quất giòn hơn.

– Rau xà lách, rau diếp và các loại rau húng các bạn hãy nhặt vứt phần gốc và phần lá già đi sau đó rửa sạch rồi cho vào với nước muối loãng để ngâm khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch lại rau sống rồi vớt ra để cho ráo nước rồi thái nhỏ. Ớt tươi bỏ cuống rồi thái thành sợi.

Cách làm

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy pha nước chấm để trộn: cho 3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường vào một cái bát con, sau đó cho tỏi xay, ớt xay vào bát rồi vắt thêm ½ quả chanh vào và dùng đũa đánh đều. Khi đó bạn hãy nếm lại thấy vị ngọt ngọt, chua chua vừa với với khẩu vị của gia đình là được.

Bước 2: Bạn lấy một cái chảo rồi cho dầu ăn vào trong chảo đun nóng già sau đó cho số thịt bò đã thái vào trong chảo xào nhanh tay cho thịt bò vừa chín tới thì tắt bếp. Bạn hãy chú ý khi xào thịt bò bạn phải cho lửa to để thịt bò không bị ra nước và chín đều không bị dai.

Bước 3: Bạn hãy cho thịt bò vừa xào vào trong một cái âu rồi cho 1 nửa phần nước chấm đã pha ở bước 1, cà pháo thái lát, các loại rau sống và quất thái lát vào rồi trộn thật đều. Sau đó bạn hãy bày món ăn ra đĩa rồi thưởng thức ăn kèm cùng với bánh tráng và chấm cùng với phần nước mắm còn lại để món ăn thêm đậm đà hơn.

8. Gỏi xoài mực khô

Gợi ý 10 công thức làm món nộm, gỏi thanh mát ‘đổi vị’ cho bữa cơm gia đình

Nguyên liệu:

1-2 quả xoài xanh

1 con mực khô

Rau húng thơm, hành khô, quả ớt tươi.

Lạc rang chín

1 quả chanh

Gia vị: Đường, mì chính, nước mắm.

Cách làm:

Bước 1: Rau húng thơm rửa sạch, thái nhỏ. Hành khô bóc vỏ rửa sạch phi thơm, lạc rang chín bỏ vỏ, giã nhỏ.

Bước 2: Xoài gọt vỏ, bào sợi đựng vào âu sạch.

Bước 3: Mực khô kẹp vỉ nướng trên than hoa hoặc bếp ga.

Gói mực vào giấy sạch dùng chày đập cho mềm, sau đó tước nhỏ và chao qua dầu ăn để mực được giòn.

Bước 4: Pha nước mắm trộn gỏi gồm: 2 thìa canh nước mắm + 2 thìa canh đường trắng + 1 thìa mì chính + 1 quả ớt chín cắt nhỏ + 1 ít nước cốt chanh, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị.

Bước 5: Khi trộn gỏi lần lượt cho mực, rau húng, lạc rang vào. Cuối cùng rưới phần nước trộn lên và trộn đều. Nên trộn trước khi ăn khoảng 5-10 phút để xoài giữ được độ giòn.

Bước 6: Khi ăn rắc thêm hành khô vào, trang trí vài ngọn rau húng cho đẹp mắt.

9. Gỏi bò lá chanh

Gợi ý 10 công thức làm món nộm, gỏi thanh mát ‘đổi vị’ cho bữa cơm gia đình

Nguyên liệu:

Thịt bò mềm: 200g

Lá chanh: 4 lá

Thơm: 1/4 trái

Cà chua bi: 100g

Cà pháo tươi, non: 100g

Khế chua: 2 trái

Sả cây: 2 cây

Nước dừa tươi: 1 chén

Hành tím bào: 5 củ

Hành tím phi, tỏi tép Ớt hiểm,ớt sừng cắt sợi

Mè trắng rang, sả phi

Nước mắm, muối, đường

Bột ngọt

Giấm gạo lên men

Sơ chế

– Bò cắt lát mỏng ngang sớ.

– Khế cắt ngang 2 li, ướp 1 thìa đường. Thơm cắt lát dày 5 li. Cà chua bi chẻ đôi. Cà pháo cắt lát, ngâm trong nước muối cho khỏi bị thâm. Sả cây đập giập cắt khúc. Lá chanh cắt nhuyễn. Giã ớt hiểm và tỏi cho nát.

– Pha hỗn hợp gồm 1 thìa đường, 1 thìa giấm gạo lên men, 1/2 thìa nước, ngâm hành tím bào khoảng 5 phút, vớt để ráo.

– Pha nước trộn gỏi 1/3 thìa muối, 1 thìa tỏi ớt giã, 2 thìa đường, 2 thìa nước mắm, 2 thìa giấm gạo lên men.

Cách làm

– Cho 1/2 thìa bột ngọt, 1 thìa muối, 1/2 chén giấm gạo lên men, 1 chén nước dừa tươi vào nồi với sả đập giập, nấu sôi. Chần thịt bò qua hỗn hợp nước giấm, vớt ra để ráo.

– Trộn thịt bò với 2 thìa nước trộn.

– Trộn thơm, khế, cà chua bi, cà pháo với 1/2 lượng nước trộn để thấm khoảng 5′, rồi chắt bỏ nước, sau đó cho tất cả vào chung với thịt bò, hành tím, trộn tiếp với các gia vị còn lại: sả chiên, ớt sừng sợi, lá chanh, hành tím phi, mè rang, cho thêm 1/2 lượng nước trộn gỏi còn lại. Dùng chung với bánh đa nướng.

10. Gỏi đu đủ khô bò

Gợi ý 10 công thức làm món nộm, gỏi thanh mát ‘đổi vị’ cho bữa cơm gia đình

>>>>>Xem thêm: Cá kho chuối xanh, món ngon dân dã

Nguyên liệu

– 1 trái đu đủ xanh bào sợi, ngâm vào trong giấm hoặc nước pha một it chanh để đu đủ được trắng và giòn hơn khoảng 10 phút rồi rớt ra để ráo. Có thể dùng thêm cà rốt để màu sắc thêm đẹp.

– 50gr đậu phộng rang bẻ đôi.

1 nắm lá quế thái khúc 1cm.

– 1gr tỏi ngâm chua, thái mỏng

– 200gr san bò

– 50gr Khô bò ngon

Nước 1 trái dừa

Gia vị thêm: quế chi, đại hồi, đinh hương

1 chén nước tương

1/2 chén tương ớt

Ngoài ra còn có đường và hạt nêm

Cách làm

Làm nước tương ăn gỏi.

Lấy chảo sao một it quế chi và đại hồi để tạo nên hương vị thơm. Sau đó cho nước dừa vào chảo đun sôi. Khi nước dừa sôi, thái mỏng gan bò khoảng 2cm bỏ vào.

Đổ chén nước tương xì dầu để gan bò có màu đen nhánh đồng thời bỏ tương ớt, hạt nêm và đường nhiều một chút để hương vị đậm đà. Cho lửa lớn, đun sôi cho nước cạn còn khoảng 1 chén rồi tắt bếp

Trộn gỏi

Lấy đu đủ sợi bày ra đĩa đúng một khẩu phần ăn, rãi lên trên một ít lá quế đã cắt sẵn. Dùng kéo cắt gan bò thành những miếng mỏng để lên bề mặt gỏi. Lấy một ít khô bò loại ngon xếp lên trên rồi rắc đậu phộng rang lên. Cuối cùng cho một it tương ớt (tùy theo khẩu vị mỗi người mà cho lượng tương phù hợp) rồi chang nước xì dầu luộc gan bò lên.

Thưởng thức

Để món ăn ngon đúng vị, nên ăn kèm với một it tỏi dầm chua và tương ớt để món ăn vừa chua chua, vừa cay cay, vừa ngọt lại vừa bùi, đậm đà hượng vị bò khô.

Một món ăn vặt đơn giản, ngon lành vừa mới hoàn thành. Chỉ mất vài phút nấu nướng, chúng ta đã có thể giúp bữa sum họp gia đình, bạn bè thêm thú vị hơn rất nhiều rồi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *