Khi nấu ăn, nên cho muối trước hay sau khi nấu? Đầu bếp chia sẻ 5 mẹo để giúp món ăn chuẩn vị ngon

Khi nấu ăn, nên cho muối trước hay sau khi nấu? Đầu bếp chia sẻ 5 mẹo để giúp món ăn chuẩn vị ngon

Chúng ta thường nấu ăn ở nhà và hầu hết mọi người không hiểu nên cho muối trước hay cho muối sau khi nấu?

Đầu bếp chuyên nghiệp sẽ tiết lộ 5 lời khuyên về cách dùng muối trong nấu ăn!

Bạn đang đọc: Khi nấu ăn, nên cho muối trước hay sau khi nấu? Đầu bếp chia sẻ 5 mẹo để giúp món ăn chuẩn vị ngon

Dưới đây là 5 mẹo sử dụng muối:

Mẹo 1: Các loại rau dễ chín như lá bắp cải xanh, rau muống, rau diếp, pakchoi, hạt cải,… không nên thêm muối quá sớm, nếu cho muối khi còn quá nhiều nước, các chất dinh dưỡng sẽ bị mất, và món rau trông không đẹp mắt. Do đó, đợi xào cho hết nước sẽ cho muối thêm vào nồi. Điều này sẽ giúp món ăn vừa đẹp, vừa ngon và không mất các chất dinh dưỡng.

Mẹo hai: Các loại rau cứng như cà rốt, củ cải trắng, khoai tây, bí ngô, cần tây, mầm tỏi và tương tự… có thể cho muối sớm khi chiên xào, nghĩa là bạn có thể cho muối sau khi chiên, xào khoảng 2 phút, vì các loại rau như vậy khó chín và cần nhiều thời gian hơn để ngấm muối cho vừa.

Nói chung với món xào, hãy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.

Khi nấu ăn, nên cho muối trước hay sau khi nấu? Đầu bếp chia sẻ 5 mẹo để giúp món ăn chuẩn vị ngon

Mẹo ba: Chẳng hạn như thịt gà, vịt, cá,… nếu món ăn được chiên rán, bạn có thể ướp muối trước. Nếu món ăn rang, hầm và luộc, tốt nhất nấu một lúc mới cho muối.

Mẹo bốn: Nếu thịt lợn được chiên và nấu với rau thì cho muối trước khi tắt bếp 2 phút. Làm như vậy rau và thịt lợn rất ngon. Còn nếu thịt lợn được om, hầm, tốt nhất là thêm muối 10 phút trước tắt bếp.

Tìm hiểu thêm: Socola bọc quýt, bạn thử chưa?

Khi nấu ăn, nên cho muối trước hay sau khi nấu? Đầu bếp chia sẻ 5 mẹo để giúp món ăn chuẩn vị ngon

Mẹo năm: Thịt bò và thịt cừu, thường được hầm, vì vậy tốt nhất là cho muối 10 phút trước khi ninh, để nó được trộn đều và ngấm trong 10 phút, sẽ khiến thịt có vị ngon. Đối với thịt bò và thịt cừu xào, bạn có thể thêm muối sau khi xào.

Khi nấu ăn, nên cho muối trước hay sau khi nấu? Đầu bếp chia sẻ 5 mẹo để giúp món ăn chuẩn vị ngon

>>>>>Xem thêm: Bữa sáng siêu tốc với cơm chiên kim chi

MỘT SỐ MẸO DÙNG GIA VỊ:

Nước mắm

Khi chúng ta dùng nước mắm nấu cùng với món ăn, chỉ nên cho mắm khi món ăn đã gần hoàn thành rồi bắc ra luôn. Nếu đun nước mắm trên lửa quá lâu, không những không giữ được mùi thơm ngon của mắm, mà còn ‘làm mất’ chất vitamin có trong nước mắm vì chúng đã bị bốc hơi. Với món canh thì cho nước mắm vào rồi bắc ra ngay. Với canh cua, nên nhấc canh ra khỏi bếp rồi mới nêm để bảo toàn chất đạm trong nước mắm.

Đường

Đường giúp tạo vị và màu đẹp cho món ăn, nhưng nếu thắng không khéo sẽ rất dễ cháy đen, khét. Do đó, khi ướp, nên cho ít đường và bạn lưu ý tắt bếp khi đường hơi ngả vàng, đừng đợi đến khi có được màu nâu cánh gián, vì nhiệt trong nồi/chảo sau đó sẽ còn tác động rất lâu. Nếu muốn món ăn có vị ngọt hơn, hãy làm riêng phần nước xốt hoặc phết mật ong lên khi món ăn gần chín. Khi nấu món có đường, tránh để món ăn khô cạn, dễ bị dính đáy và cháy món ăn.

Hạt tiêu

Đây là gia vị làm món ăn thơm ngon hơn nhiều song các bà nội trợ thường có thói quen cho hạt tiêu từ những bước đầu nấu món ăn, điều này lại vô cùng nguy hại. Hạt tiêu có chất tạo vị cay và tinh dầu, khi chúng được đun lâu trên bếp, tinh dầu bay hơi, chất cay vẫn còn, thậm chí còn gây ra chất gây ung thư cho người ăn. Do đó, tốt nhất bạn nên dùng hạt tiêu khi thực phẩm đã gần chín.

Giấm

Đây là loại gia vị ngon nhất cho các món ăn. Nó có vị chua và sẽ phá hủy rất nhiều món ăn của bạn khi bạn cho vào lúc đang xào nấu. Thời điểm thích hợp nhất cho giấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến hoặc khi đã nấu xong.

Ví dụ, khi xào khoai tây, xào giá, nên cho giấm vào ngay từ đầu để bảo vệ các loại Vitamin và làm mềm xenlulo. Còn đối với món sườn xào chua ngọt nên cho giấm vào khi thức ăn đã chín, vừa thơm hơn, vừa giảm vị ngấy.

Đối với các món ăn chiên bơ, bạn chỉ cần chiên chín vàng đều thực phẩm rồi phết bơ lên khi thực phẩm vừa chế biến xong còn nóng, sức nóng từ thực phẩm sẽ làm bơ tan chảy và thấm đều, hòa quyện vào món ăn, làm cho món ăn dậy mùi thơm hấp dẫn.

Hạt nêm

Hạt nêm là loại gia vị mới có những năm gần đây nhưng lại được nhiều gia đình sử dụng. Hạt nêm có vị mặn, hương vị thịt nên có thể dùng để ướp hay nấu ăn đều được. Không nên cho hạt nêm vào món ăn sau khi đã chín vì như thế hạt nêm không tan được.

Gừng

Gừng và hành tây trong món cá kho có thể khử mùi tanh, nhưng nếu thời điểm cho vào không đúng, tác dụng sẽ mất đi. Sau khi nồi cá sôi 6-7 phút, cho gừng vào là hiệu quả khử tanh tốt nhất. Hành tây có thể cho vào sớm hơn, lúc đổ nước vào nồi cá kho.

Rượu trắng

Một số món ăn, người ta hay cho rượu để khử mùi tanh và tạo hương thơm đặc biệt. Khi đun nấu thì không nên cho hết một lần rượu vào món ăn mà chỉ nên cho phân nửa, phần còn lại cho tiếp khi thức ăn gần chín.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *