Sủi cảo là một trong những món ăn bắt nguồn từ Trung Quốc và đã được du nhập vào Việt Nam. Đây là món ăn được rất nhiều người yêu thích.
Bạn đang đọc: Khi nấu sủi cảo không được cho nước nóng vào nồi, sai một bước là vỏ bánh bị nứt và dính
Muốn sủi cao ngon, thơm, ngoài nhân bánh ngon thì cách làm, chế biến vỏ bánh cũng phải rất chính xác. Có hai cách chế biến đơn giản nhất đó chính là sủi cảo nước và sủi cảo hấp. Sủi cảo nước được mọi người yêu thích hơn cả vì có thể sử dụng luôn nước dùng như một nồi lẩu để ăn thêm rau, mì và các loại nguyên liệu khác.
Vậy cách làm sủi cảo nước đúng ở đây là chúng ta sẽ cho vào nồi khi nước lạnh hay đợi nước sôi rồi mới cho vào? Hầu hết mọi người đều đặt ra câu hỏi này khi mới làm bánh.
Tìm hiểu thêm: Canh cà chua và trứng: Để làm được những ‘bông hoa trứng’ đẹp mắt thì các bước là mấu chốt, bạn đã làm đúng chưa?
Câu trả lời chính xác cho việc này là nên cho nước lạnh vào nồi, sau đó chờ nước sôi rồi cho sủi cảo vào luộc, như vậy sủi cảo sẽ không bị nứt và dính nồi.
Tuyệt đối không được cho nước đã đun sôi vào nồi, như vậy sủi cảo sẽ bị nứt và dính.
Một vài lưu ý nhỏ nữa để món sủi cảo trở nên hoàn hảo nhất:
>>>>>Xem thêm: Cách ăn cá thu ngon nhất là không om, giòn bên ngoài, mềm bên trong, cá không tanh, ai cũng thích mê
– Nếu là sủi cảo đông lạnh thì không cần giã đông mà có thể trực tiếp luộc.
– Phải giữ không để lửa quá to tránh vỡ vỏ bánh.
– Lượng nước phải đủ để sủi cảo có không gian tránh dính vào nhau và dính vào đáy nồi.
– Thời lượng luộc sủi cảo khoảng trên dưới 9 phút.