Món 3 sương là thứ quà quê mát bổ mà đặc biệt, đáng nhớ vô cùng. Nguyên liệu của món 3 sương gồm sương sa, sương sáo, sương sâm là ba loại thạch trắng, thạch đen, thạch xanh được chế biến từ các nguyên liệu từ rừng tới biển.
Sương sa là thạch trắng, là món quà của biển cả vì nguyên liệu chế biến chính là một số loại rong biển, tảo biển không có độc. Chế biến sương sa mất khá nhiều thời gian. Rong biển được vớt từ biển đem về giặt – vo – xả qua rất nhiều lần cho sạch, ngâm nở ra. Đun nước sôi, cho rong biển vào nồi. Khi nấu không để lửa to quá, tay quấy liên tục cho đến khi rong biển chín rục ra. Để sương sa mềm và mau đông thì bắt buộc phải có thêm ít trái me, nếu không có me thì dùng chanh La Gàn.
Bạn đang đọc: Mát ngọt món ‘3 sương’ mùa hè
Sương sa hoa bưởi
Để lửa sôi liu riu, vớt hết bọt rồi lọc bỏ bã bằng cách đổ vào những bao lưới, treo lên cao cho nước chảy xuống khuôn hứng ở phía dưới. Sau khoảng vài tiếng đồng hồ, khuôn nước sẽ nguội đi, kết lại thành những khối màu sữa, thành món sương sa. Thông thường, người ta hay biết tới một loại sương sa phổ biến là sương sa làm từ rau câu. Khi ấy, món ăn có tên gọi thân thuộc hơn là thạch rau câu.
Sương sa và sương sáo
Cũng có loại sương sa không chế từ rong biển mà được nấu với nước cốt dừa. Tạo ra loại sương sa dừa ngọt ngào, béo ngậy. Khác với sương sa thông thường có màu trắng trong, sương sa dừa có màu trắng đục, vị ngọt mềm mà thơm nức hương dừa.
Sương sa dừa
Sương sa còn có mặt trong một món chè khá nổi tiếng tại Việt Nam là chè sương sa hạt lựu. Thành phần gồm sương sa và một loại trân châu làm từ bột màu đỏ giống như chùm hạt của trái lựu. Dù được gọi là chè nhưng sương sa hạt lựu có vị ngọt dịu và độ béo vừa phải nên giống một thức uống giải khát nhiều hơn.
Chè sương sa hạt lựu
Nếu như sương sa có nguyên liệu lấy từ biển, thì sương sâm (thạch xanh) được làm từ lá cây rừng. Cây sương sâm thường mọc trong rừng, trên núi đá vôi cao. Chế biến sương sâm không phức tạp như sương sa, ít công đoạn cầu kì hơn. Chỉ cần bỏ lá tươi vào cối giã nát với một chút nước, lọc sạch bã lấy nước cốt màu xanh, rắc lên mặt một lớp mỏng nan khô mực biển, để vài giờ là có thạch sương sâm. Thạch sương sâm có màu xanh như màu lá, đông mịn và ngọt mát.
Tìm hiểu thêm: Cơm hầm thịt theo cách này ăn ngon hơn cả cơm niêu, vị lạ miệng chắc chắn khiến bạn ăn được nhiều hơn trong ngày thu đông
Sương sâm
Cũng dùng lá cây nhưng làm sương sáo (thạch đen) khác sương sâm ở chỗ phải dùng thân và lá sương sáo đã phơi khô, cho vào nồi nấu nhừ bắc ra để nguội, nắm vắt bỏ bã, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước, rồi thêm ít bột gạo vào quấy đều trên bếp lửa. Khi nào dung dịch đặc quánh lại thì ra đổ vào khuôn, tô để nguội sẽ thành sương sáo. Khi chế biến thêm ít bột gạo lúa thơm hoà vào thì thạch sẽ đen và ngon hơn.
Sương sáo
Sương sáo cốt dừa
Sương sa, sương sáo, sương sâm cắt nhỏ, trộn với nhau tạo, mỗi loại đều cho mùi thơm riêng, cùng ngọt thanh, mướt mát mà không lấn án từng vị riêng biệt.
>>>>>Xem thêm: Dạy cách mới để ăn thịt ba chỉ, không rán hay hầm, ướp gia vị thế này là ngon, ăn 7 ngày không chán!
Sương sa trắng trong giòn ngọt, sương sâm xanh xanh, sương sáo đen chắc sắc sảo, thêm chút vàng óng của nước đường, mùi thơm nồng của gừng, ngậy béo của cốt dừa tạo nên món “3 sương” hấp dẫn đến ngây ngất. Sương sáo sương sâm, sương sa hột lựu…đều là món ăn giải khát giải nhiệt mùa hè hiệu quả, được nhiều người ưa chuộng.