Để đồ ăn tránh lãng phí và có thể dùng cho lần sau, hãy thử tham khảo chia sẻ dưới đây của một ‘mẹ đảm’.
Vào dịp Tết, nhiều gia đình thường nấu rất nhiều đồ ăn để làm mâm cỗ cúng Tổ Tiên hoặc đãi khách. Chính vì vậy, có rất nhiều đồ ăn thừa không thể ăn hết nhất là xôi, bánh chưng… Vậy làm sao để xử lí đồ ăn thừa tránh lãng phí, hãy đọc chia sẻ của một ”mẹ đảm” dưới đây.
Bạn đang đọc: ‘Mẹ đảm’ bật mí cách giải quyết những thức ăn thừa trong ngày Tết để tránh lãng phí
Trên một diễn đàn, ”mẹ đảm” này chia sẻ: ”Người Việt Nam mình khi gặp nhau ngày Tết thường hỏi thăm nhau câu: “Năm nay ăn Tết có to không?”
Chẳng biết to bé thế nào nhưng ngày Tết nhà nào cũng làm cơm cúng 3 ngày Tết dù chay hay mặn. Có nhà cúng theo lịch đỏ tức mùng 2 Tết hóa vàng luôn (30-1-2). Có nhà chọn ngày đẹp để hóa vàng, cũng có nhà mình được biết ngày thắp hương hai lần trong mấy ngày Tết. Các cụ có câu: “Mâm cao cỗ đầy” cho nên nhiều nhà dù không ăn hết vẫn làm cho đầy đặn, nhà thì làm vừa phải. Nhà đông người có con cháu thì không lo chứ nhà ít người thì không biết để đâu vì chưa ăn hết đã mâm cũ đã làm cỗ mới. Vậy phải làm sao với thức ăn còn lại? Từ ngày được dì mình cho xem cái đĩa về Phật Pháp mà hốt nên hầu như không dám bỏ thức ăn vào thùng rác. Nên để tránh lãng phí của ngọc thực dưới đây là một số mẹo nhỏ của mình.
Tìm hiểu thêm: Trai vào mùa ‘béo ú nu’, làm ngay món cháo trai ngon ngọt, bổ dưỡng cho bữa sáng
Ngày Tết có quá nhiều món nên các gia đình để thức ăn thừa không ít.
1. Xôi
– Ngày 30 Tết cúng tất niên sau đó lại thắp hương lúc giao thừa nên hầu như còn rất nhiều thức ăn. Nếu như nhà ai thắp hương mặn món xôi hầu như còn nguyên. Xôi có thể để ngăn đá hoặc làm món xôi chiên phồng khi có khách hết ngay vì lạ miệng. Nhà có trẻ thì món này rất đắt hàng.
2. Gà
– Gà đã luộc để ngăn đá sẽ bị bở, ngăn mát không để được lâu, luộc lại thì mật ngon. Đúng kiểu bỏ thì thương vương thì tội. Vậy phải làm gì với món gà này?
– Phần nạc trắng có thể xé ra nấu mì, miến hay làm ruốc rất thơm ngon ăn kèm với xôi ế.
– Phần đùi gà chặt ra nấu đông hoặc luộc lại với nắm lá ngải rất ngon.
– Phần cổ cánh xương sống có thể làm nồi cháo hoặc đun lấy nước nấu cùng miến.
– Nếu như nhà có trẻ con có thể chặt miếng ướp xíu hạt tiêu, hành khô lăn qua bột chiên giòn khô rán lên.
3. Nem
– Nem nhiều nhà cuốn to khi thắp hương thường cắt ra chiên lại sẽ rất khô.
– Có thể cuốn nem ngắn để hạn chế hoặc không chiên lại mà hãy quay bằng nồi chiên không dầu 7 đến 8 phút 200 độ.
– Nem cắt nhỏ chiên trứng hoặc chiên với cơm kèm rau củ.
4.Thịt đông
– Để hạn chế việc thừa và đỡ phải đun lại thì đông cho vào bát nhỏ (bát ăn cơm hay muốn đẹp dùng bát nhỡ nhưng không sâu)
5. Canh
Ngày Tết món canh măng có lẽ hạn chế nhất vì thường không ngán. Mình nấu măng còn thì nấu chung với miến lúc nhỡ bữa.
6. Bánh chưng
Bánh chưng để tương đối lâu không như thức ăn. Muốn bánh lâu mốc sau khi luộc rửa thật kỹ với nước lạnh cho sách để khô ráo rồi cho luôn vào tủ lạnh. Khi thắp hương cắt cho vào lò vi sóng vì không phải năm nào thời tiết cũng lạnh.
>>>>>Xem thêm: Việc rán cá trước khi nấu canh có thực sự cần thiết? Người nội trợ thông minh mách cách này để chống tanh
Theo Phạm Thu Hà