Văn hóa ẩm thực Việt có những tín ngưỡng riêng, đề cao các món ăn mang lại may mắn cũng như đánh giá và sử dụng dè dặt một vài món ăn được quan niệm trong một vài thời điểm có thể mang điềm không may tới cho người dùng.
1. Đồ ăn kiêng kỵ
Bạn đang đọc: Tín ngưỡng ăn uống lạ lùng của người Việt
Kiêng ăn mực, thịt chó, vịt, ngan đầu năm đầu tháng
Không biết từ bao giờ, người Việt đã truyền tai nhau những quan niệm lạ lùng về các món ăn không nên ăn vào thởi điểm bắt đầu một tháng mới, mùa mới. Các thực phẩm được kiêng tuyệt đối và khắt khe hơn cả có thịt chó, thịt vịt, ngam, mực…
Thịt chó là mồi nhậu khoái khẩu của cánh màu râu nhưng món ăn chỉ dùng “giải đen” cuối tháng, ngược lại, ăn thịt chó đầu tháng lại được cho là điều đen đủi, khiến cả tháng không thể suôn sẻ, thuận lợi.
Quan niệm không ăn thịt vịt đầu tháng có lẽ có xuất phát từ truyền thống ăn uống của người miền Trung. Người miền Trung không ăn vịt đầu tháng, đầu năm vì sợ tán đàn, công việc làm ăn từ đó kém thuận lợi, liên kết. Dần dà, đây trở thành quan niệm được nhiều người buôn bán tin theo.
“Oan uổng” hơn cả có lẽ là con mực. Do cái tên “nghe đã thấy tối”, mực không được chọn là món ăn những ngày đầu tháng đầu năm bởi nhiều người lo sợ công việc cả tháng sẽ “đen như mực”.
Các kiêng kỵ khác
Ở một số vùng miền nhất định, người dân còn kiêng ăn trứng vịt lộn, vì sợ làm gì cũng nhầm lẫn hoặc bị xáo trộn; kiêng ăn tôm vì sợ đi lùi, kiêng ăn lê vì sợ lê lết… Hay cả hai miền Bắc và miền Trung người dân đều kiêng ăn cá mè đầu năm, vì sợ hãm tài, làm việc gì cũng hỏng.
Trước mỗi dịp trọng đại như phỏng vấn, thi cử, nhiều người cũng kiêng ăn trứng vì sợ điểm kém, kiêng ăn thịt gà, đậc biệt là chân gà vì lo ấp úng, ú ới như “gà mặc tóc”…, tránh ăn lạc vì sợ “lạc” đề, không ăn chuối để không “trượt vỏ chuối”.
Tìm hiểu thêm: Cách làm mỳ bay trái cây đang khuynh đảo giới trẻ Sài Gòn
2. Đồ ăn lấy may
Quan niệm về đồ ăn may mắn cũng xuất hiện rất nhiều trong văn hóa ẩm thực Việt. Thông thường, đồ ăn lấy may được dùng dịp đầu năm hay trước một sự kiện trọng đại trong cuộc đời như lễ hỏi, cưới xin, thi cử…
Trước mỗi kì thi, các mẹ thường mua xôi đỗ, xôi đậu cho sĩ tử, mong con “đậu” trường, “đỗ” đạt hoặc ăn xôi gấc cho đỏ vận, may mắn.
Ngày đầu tháng, cánh màu râu, đặc biệt là dân kinh doanh thường rủ nhau đi ăn tiết canh cho cả tháng “tươi” và “đỏ”.
Nghi lễ cúng giỗ ngày đầu năm không thể thiếu mâm ngũ quả, với những loại quả mang may mắn như dưa hấu đỏ ruột, mãng đầu, đu đủ, xoài…hay không được quên đĩa xôi gấc đỏ au để mong cả năm lộc lá, vẹn toàn.
>>>>>Xem thêm: Chất nhày ở đầu tôm đa phần mọi người đều bỏ đi khi sơ chế, ít ai biết cách tận dụng lại phần ‘gạch’ này để tăng hương vị cho món ăn
Trong tráp lễ đi hỏi cưới ở Việt Nam thường có bánh phu thê, bánh cốm, trầu cau…tất thảy đều là món mang may mắn cầu chúc cho uyên ương khăng khít, gắn bó bền lâu.