Dịp Tết ăn nhiều đồ chiên, luộc chắc chắn không ít người sẽ cảm thấy ngán. Bởi vậy, trên mâm cỗ thường xuất hiện các món thịt ngâm, gỏi nộm chống ngấy.
Một trong những món chống ngấy có thể kể đến như nộm tai lợn, nộm khấu đuôi, thịt ba chỉ ngâm mắm…
Bạn đang đọc: Với các loạt thịt ngâm, nộm chống ngấy dịp Tết, để tránh nổi váng và hỏng nên biết mẹo này
Tuy nhiên, khi làm món này đặc biệt là ngâm nhiều người bị hỏng, hay nổi váng trông kém bắt mắt. Bí quyết gợi ý cho bạn là để các loại thịt ngâm hết váng mỡ, trong nước khi ngâm thì sau khi luộc chín vớt luôn vào chậu nước đun sôi để nguội rồi bóp với chút đường. Sau đó cho vào chậu nước đá để tủ lạnh 1 tiếng mới vớt ra ngâm.
Mẹo nhỏ để các loại thịt ngâm hết váng mỡ, trong nước. (Ảnh: Trang Lê).
Gợi ý cho bạn cách làm nộm tai heo trộn chua ngọt:
Nguyên liệu:
– Tai heo: 1 cái.
– Dưa chuột.
– Cà rốt.
– Rau mùi.
– Sả, tỏi, ớt.
– Quất, đường, nước mắm.
Cách làm:
– Tai làm sạch lông, rửa sạch luộc với hành lá và 1 củ gừng trong 30 – 40 phút.
Tìm hiểu thêm: Khi làm phi lê gà chiên, không nên ướp gà trực tiếp, thêm một bước nữa để thịt gà mềm, mịn và ngon
– Vớt tai vào chậu nước đun sôi để nguội rồi bóp với chút đường. Sau đó cho vào chậu nước đá để tủ lạnh 1 tiếng mới vớt ra ngâm.
– Dưa chuột, cà rốt thái miếng tuỳ thích. Sả thái lát mỏng. Pha nước trộn: 5 thìa nước mắm, 5 thìa đường, 5 thìa nước quất, rau mùi, 2 thìa ớt, 2 thìa tỏi băm (Ảnh: Thu Uyên).
>>>>>Xem thêm: Tiết trời lạnh giá, học ngay công thức làm món giò thủ cực hấp dẫn, đưa cơm
– Trộn tất cả nguyên liệu trên với nước, thêm lạc rang giã nhỏ rồi thưởng thức (Ảnh: Thu Uyên).