Nếu bạn thực hiện được những nguyên tắc trong ăn uống như sau xem như bạn đã biết cách ăn uống lành mạnh. Nếu chỉ làm được dưới 5 điều, bạn cần phải chú ý để kịp thời điều chỉnh.
1. Ngồi thẳng lưng khi ăn: Khi ăn cơ thể quá thoải mái dễ bị gù lưng. Chúng ta đều biết, gù lưng sẽ gây áp lực lên thực quản và dạ dày, ảnh hưởng tới tiêu hóa. Ngoài ra, ăn cơm với một chiếc bàn thấp, ngồi trên sô pha hay ngồi xổm khi ăn cơm đều gây áp lực cho bụng, ảnh hưởng tới tuần hoàn máu của đường tiêu hóa, lâu dần có thể gây ra các vấn đề dạ dày, ảnh hưởng tới chức năng tim phổi. Tư thế ăn uống đúng là ngồi thẳng lưng, để dạ dày không chịu một áp lực nào.
Bạn đang đọc: 20 “nguyên tắc vàng” để ăn uống lành mạnh nhất (P1)
2. Ăn đồ ăn dạng lỏng khi quá đói: Khi bị đói cảm giác thèm ăn cực kỳ mạnh, nhìn món gì cũng muốn ăn. Thực ra, lúc này chức năng tiêu hóa của dạ dày đã bị suy giảm, nếu ăn uống vội vã dễ dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém.
Lúc quá đói, hãy ăn một ít đồ ăn dạng lỏng hoặc mềm như cháo, mỳ hoặc bún, rồi mới từ từ trở lại chế độ ăn uống bình thường. Cần đặc biệt lưu ý, khi đói quá không nên uống sữa, sữa đậu nành, sữa chua và khoai lang, vì có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa.
Ảnh minh họa
3. Hai bữa ăn cách nhau 4 – 6h: Thời gian giữa 2 bữa ăn quá lâu hoặc quá nhanh đều ảnh hưởng xấu tới cơ thể, quá lâu sẽ gây đói, ảnh hưởng tới hiệu quả lao động và làm việc. Ăn các bữa quá gần nhau khiến cơ quan tiêu hóa chưa kịp nghỉ ngơi, ảnh hưởng tới cảm giác ngon miệng và hoạt động tiêu hóa. Các thức ăn hỗn hợp thông thường thường lưu lại 4-5h trong dạ dày, do đó, thời gian giữa 2 bữa ăn khoảng 4 -6h là thích hợp.
4. Hãy chọn những món ưa thích: Những món ăn trên bàn chắc chắn có thứ bạn thích và không thích, vậy lúc này nên chọn món gì? Theo các chuyên gia, trước tiên hãy chọn món bạn thích, điều này sẽ giúp bạn hài lòng về mặt tâm lý, tâm trạng vui vẻ sẽ sinh ra cảm giác no bụng, tránh ăn quá nhiều. Đây cũng là nguyên tắc rất quan trọng trong việc ăn uống lành mạnh.
5. Không dùng máy tính sau bữa ăn: Sau khi ăn cơm, máu trong cơ thể sẽ tập trung đồ về cơ quan tiêu hóa, não thường bị thiếu máu. Lúc này, hoạt động não bộ sẽ gây ra các vấn đề như căng thẳng tinh thần, trí nhớ giảm sút…, còn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Do đó, sau khi ăn cơm nhất định phải nghỉ ngơi trên nửa giờ rồi mới làm việc. Nghe nhạc, dạo bộ đều là những lựa chọn tốt.
6. Không nói chuyện buồn khi ăn: Khi ăn nói chuyện sẽ khiến số lần nhai giảm đi, nước bọt tiết ra cũng ít theo, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Một nghiên cứu mới nhất của Mỹ cho biết, thảo luận những vấn đề phức tạp hoặc gây thất vọng trong lúc ăn sẽ ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng và tiêu hóa, khi ăn cơm có thể nói những chủ đề đơn giản, vui vẻ.
Tìm hiểu thêm: Khi luộc trứng nhớ thêm một số nguyên liệu này, đảm bảo sẽ có món ngon thanh mát, bổ dưỡng
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn làm món chè chuối, bánh chuối thơm ngon
Ảnh minh họa
7. Ăn đồ nóng vào buổi sáng: Vào sáng sớm, dây thần kinh và mạch máu của cơ thể đều bị co thắt, lúc này nếu ăn đồ lạnh, có thể khiến hệ tiêu hóa bị co thắt thêm. Theo Đông y, bữa sáng nên ăn đồ nóng, giúp bảo vệ dạ dày.
Bạn hãy uống một cốc sữa nóng, ngũ cốc nóng, sữa đậu nóng vào bữa sáng, rồi mới thưởng thức các thức ăn khô khác như bánh mỳ, bánh quy…
8. Uống trà sau khi ăn ít nhất là 30 phút: Sau khi ăn không nên lập tức uống trà, nếu không sẽ làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, tanin trong trà và hỗn hợp protein trong thức ăn sẽ sinh ra những chất rắn khó tiêu hóa, tăng gánh nặng cho dạ dày. Uống trà sau bữa ăn nửa giờ có thể thúc đẩy tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, có tác dụng sát khuẩn, tiêu độc và bảo vệ răng.
9. Đừng ăn đồ lạnh vào buổi tối: Sau 7h tối, sự trao đổi chất của các chất dịch trong cơ thể giảm xuống, lúc này mà ăn đồ lạnh, không những không giảm mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ.
10. Bớt ăn ngọt sau bữa ăn: Bữa chính đã được cung cấp đủ lượng đường, nếu ăn thêm đồ ngọt, cơ thể sẽ hấp thụ dư lượng đường và tinh bột. Sau khi ăn những món quá nhiều dầu mỡ thì không được ăn đồ ngọt nữa.