Vịt nấu với tía tô vừa mềm lại thơm, trời lạnh mà chưa thử thì quá phí

Vịt nấu với tía tô vừa mềm lại thơm, trời lạnh mà chưa thử thì quá phí

Món ngon này ăn trên bếp nóng cùng bún và các loại rau nhúng như một dạng lẩu. Phù hợp cho những ngày trở lạnh ăn cùng gia đình, hay dịp tụ tập bạn bè.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết làm sao cho thịt vịt mềm thấm vị, thơm béo đặc trưng:

Bạn đang đọc: Vịt nấu với tía tô vừa mềm lại thơm, trời lạnh mà chưa thử thì quá phí

Vịt nấu với tía tô vừa mềm lại thơm, trời lạnh mà chưa thử thì quá phí

Món vịt hầm với chao, tía tô rất thơm ngon, bổ dưỡng, phù hợp thưởng thức trong những ngày thời tiết lạnh.

Nguyên liệu:

– Thịt vịt xiêm.

– Hành tím cắt lát: 15g.

– Tỏi băm: 10g.

– Gừng thái sợi: 10g.

– Khoai môn cắt khối vuông vừa ăn: 300g.

– Tía tô cắt khúc: 30g.

– Nước dừa: 500ml.

– Rượu trắng: 10g.

– Rau muống và bún ăn kèm.

– Gia vị: Hạt nêm 18g, bột ngọt 9g, đường 25g, chao ngon trắng cục 90g, sa tế tôm 30g

Cách làm:

Vịt nấu với tía tô vừa mềm lại thơm, trời lạnh mà chưa thử thì quá phí

Vịt rửa sạch bằng rượu trắng và gừng. Chặt miếng vừa ăn. Cho rượu, hạt nêm, đường, bột ngọt, chao, sa tế tôm vào trộn đều ướp thịt vịt.

Tìm hiểu thêm: 4 món canh đơn giản mà ngon tuyệt, giải nhiệt ngày hè

Vịt nấu với tía tô vừa mềm lại thơm, trời lạnh mà chưa thử thì quá phí

Cho khoai môn vào dầu sôi, chiên sơ, lửa lớn cho khoai xén cạnh là được.

Xào hành, tỏi, gừng vàng thơm (lưu ý dùng ít dầu vì thịt vịt ra nhiều mỡ sẽ béo ngậy).

Vịt nấu với tía tô vừa mềm lại thơm, trời lạnh mà chưa thử thì quá phí

Cho thịt vịt và gia vị đã ướp vào xào cho thịt săn lại.

Cho vào 500ml nước dừa tươi, nấu sôi và hạ lửa nhỏ hầm thịt, đun 25 phút cho đến lúc thịt mềm. Bước này quan trọng vì lúc này nước dừa, chao, gia vị sẽ thấm vào thịt vịt, miếng thịt sẽ thơm béo đặc trưng.

Tiếp tục cho 1 lít nước vào, nấu sôi lại và cho khoai môn vào rồi tiếp tục nấu sôi. Sau cùng là cho rau tía tô vào và thưởng thức.

Vịt nấu với tía tô vừa mềm lại thơm, trời lạnh mà chưa thử thì quá phí

>>>>>Xem thêm: Công thức nấu nước lẩu rau củ thanh đạm, ngọt ‘lừ’ mà không cần ninh xương

Khi đã nấu xong, bạn vớt một ít khoai ra nghiền nát và cho vào lẩu khuấy nhẹ để thu được thành phẩm có nước lẩu sệt nhẹ, vị ngọt béo bùi của khoai và chao, màu ửng đỏ bắt mắt, thơm của tía tô và đặc biệt là thịt vịt mềm thấm vị béo đặc trưng của chao.

Nguồn ảnh: TH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *