Dù có thể mua ở hàng nhưng tự tay làm trà vải, rượu vải, vải khô vẫn an toàn và giá thành rẻ hơn nhiều.
Mùa vải thường bắt đầu vào giữa tháng 5 đến đầu tháng 7. Từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 là thời điểm chính để thu hoạch vải trong năm. Hiện nay, có thể dễ dàng mua được vải ngon với giá thành rẻ. Ngoài ăn trực tiếp, vải còn có thể chế biến thành nhiều loại khác nhau để thưởng thức dần:
Bạn đang đọc: Mùa vải, gợi ý cách làm 3 món ngon từ loại quả này, bạn đừng bỏ qua!
1. Trà vải tươi:
Biến tấu đồ uống thơm ngon, mát lạnh từ quả vải.
Vải bóc vỏ 4-6 quả, dầm nhuyễn.
Trà lài/hồng trà ủ lạnh hoặc nóng. Đổ trà vào vải đã dầm nhuyễn, khuấy đều, thêm đá, vị mát, thơm ngon.
Cách pha trà ủ lạnh: Đổ cùng nước lọc rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh 6-8 tiếng. Thêm đá, giúp trà đậm vị và màu đẹp hơn.
Cách pha trà nóng: Pha nước tầm 80 độ, hơn sẽ bị đậm vị đắng và nước dễ đỏ.
Vải ngâm, để mát được tầm 10-15 ngày.
Vải 1kg trụng sơ với nước sôi, vớt ra để nguội, bóc vỏ, tách hạt.
Thắng 300gr đường (vải ngọt sẵn nên không cần nhiều) cho có màu cánh gián đẹp thì thêm nước. Cỡ 200-300ml nước. Đun sôi, thả thịt vải đã bóc vào, đảo đều, rồi bắc ra luôn. Để lâu thịt vải dễ nát hơn.
Để nguội, đóng hộp, cất tủ.
2. Rượu vải:
Tìm hiểu thêm: ‘Mẹ đảm’ bật mí mẹo làm bánh mì tại nhà thơm ngon, an toàn mà không cần sử dụng men công nghiệp
Tỉ lệ 1kg vải tươi (chưa bóc vỏ) với 2l rượu nếp chuẩn.
Do vải ngọt nên không cần thêm đường. Có thể thêm chút mật ong sẽ có màu rượu đẹp hơn. Bóc vỏ, hạt có thể giữ hoặc không. Có thể phơi qua thịt vải để vải se se mặt rồi ngâm.
Ngâm tầm 1 tháng là dùng được. Để rất thơm, uống dịu.
3. Vải khô:
Xếp vải vào nồi chiên không dầu, sấy ở nhiệt độ 80 độ C trong 30 phút. Khi đủ thời gian bạn mở ra kiểm tra và lập lại thêm 7 lần sấy 80 độ C trong 30 phút. Tức tổng thời gian sấy là 4 tiếng.
>>>>>Xem thêm: Món cá chiên giòn sốt cà chua chưa bao giờ đơn giản đến thế với cách làm dưới đây
Hoặc đem phơi nắng to hay dùng lò sấy chuyên dụng.
Theo Facebook: Trần Bảo Linh